Bộ Y tế đề nghị các tỉnh chưa tăng giá dịch vụ khám, chữa bệnh ngoài bảo hiểm y tế

Bộ Y tế vừa ra văn bản đề nghị UBND các tỉnh thành phố, giao Sở Y tế phối hợp với các Cục Thống kê địa phương tính toán tác động của việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế tại cơ sở khám công lập.

Theo thông tư số 37/2018/TT-BYT, từ 1/5/2019, Hà Nội sẽ điều chỉnh tăng giá 2.000 dịch vụ y tế đối với người không có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập thuộc thành phố.

Tuy nhiên việc tăng giá dịch vụ y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập đã gặp nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận, mặc dù thực hiện mức tăng giá dịch vụ y tế chỉ tác động đến 12% dân số chưa tham gia bảo hiểm y tế.

Để tránh tác động tâm lý đến người dân trong bối cảnh điều chỉnh tăng giá xăng dầu và giá điện trong thời gian qua, Bộ Y tế ra văn bản đề nghị UBND các tỉnh thành phố (chưa có nghị quyết của HĐND về điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo thông tư số 37/2018/TT-BYT), giao Sở Y tế phối hợp với các Cục Thống kê địa phương tính toán tác động của việc điều chỉnh giá đến CPI của địa phương.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh chưa tăng giá dịch vụ khám, chữa bệnh ngoài bảo hiểm y tế - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Luật bảo hiểm

Đối với những trường hợp tác động tăng CPI của địa phương thì tạm thời chưa quyết định tăng giá dịch vụ y tế theo mức giá theo qui định của Thông tư số 37/2018/TT-BYT và xem xét quyết định ở thời điểm phù hợp.

Cùng với đó, Bộ Y tế đề nghị chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền và giải thích để người dân hiểu và nắm bắt được việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế chỉ áp dụng cho người không có BHYT.

Bộ Y tế chỉ rõ, theo Thông tư số 37/2018/TT-BYT số lượng dịch vụ tăng giá nhiều hơn số lượng dịch vụ giảm giá. Tuy nhiên các dịch vụ tăng giá có mức tăng rất thấp, trong khi các dịch vụ giảm giá thì có mức giảm sâu hơn và tỉ lệ sử dụng dịch vụ nhiều hơn.

Sở Y tế và các cơ sở khám chữa bệnh tại địa phương cần triển khai thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Bộ Y tế về các giải pháp để đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ khi thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh.

Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, để việc triển khai việc tăng giá dịch vụ y tế có hiệu quả đúng chủ trương chính sách của nhà nước, góp phần bảo vệ nâng cao sức khỏe của người dân.

Xem thêm: Hà Nội: Tăng giá gần 2.000 dịch vụ y tế từ ngày 1/5

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.