'Nữ hoàng bolero' Lệ Quyên: Âm nhạc chẳng có hèn, sang | |
'Phù thủy giả giọng' gây ấn tượng khi về nước thi hát Bolero | |
Á quân 'Solo cùng Bolero' Thiên Bảo và hành trình tìm lại hào quang |
Bolero tràn ngập trên khắp mọi ngõ ngách
Những chương trình đầu tiên đưa Bolero trở lại phải kể đến “Tình khúc vượt thời gian” (VTV9) và chương trình “Solo cùng Bolero” (Đài Phát thanh – Truyền hình Vĩnh Long) tạo được tiếng vang lớn cách đây vài năm, đã thực sự đem Bolero “sống lại”. Ban tổ chức “Solo cùng Bolero” từng tuyên bố trong năm 2016, số lượng thí sinh đăng ký dự thi đã tang tới mức kỷ lục là 24.000 người, cao gấp 3 lần so với mùa đầu tiên và 20% so với mùa thứ hai.
Sau những thành công ban đầu ấy, các nhà sản xuất tung ra một loạt gameshow về dòng nhạc này: “Tình Bolero”, “Thần tượng Bolero”, “Tuyệt đỉnh song ca”, “Kịch Bolero”… Không chỉ các nhà sản xuất cho ra đời những gameshow mà hiện nhiều ca sĩ chuyên hát nhạc trẻ cũng chuyển hướng sang hát Bolero.
Bolero (tiếng Tây Ban Nha) là điệu nhạc của châu Mỹ Latinh du nhập vào Việt Nam từ những năm 1950. Từ những bản Bolero đầu tiên còn mang âm hưởng nhạc tiền chiến và chịu ảnh hưởng của âm nhạc phương Tây như Nắng chiều, Ai lên xứ hoa đào,…
Chỉ vài năm sau, những nhạc sĩ tài năng giai đoạn này như Lê Trọng Nguyễn, Hoàng Nguyên, Anh Bằng, Lê Dinh, Minh Kỳ, Châu Kỳ, Vinh Sử, Trúc Phương… đã làm nên một điều kỳ diệu: Bản địa hóa âm nhạc phương Tây – biến cái tinh hoa của nhân loại thành tài sản của mình qua tiết tấu Bolero.
Đó có thể coi là dấu ấn bản sắc văn hóa Việt mạnh mẽ khi sử dụng điệu nhạc này kết hợp cùng âm hưởng dân ca miền Nam, mang đến những ca khúc Bolero đi vào lòng người như Nửa đêm ngoài phố, Hoa sứ nhà nàng, Về đâu mái tóc người thương, Con đường xưa em đi… Từ đó, Bolero tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở phía Nam và tạo ra nhiều lứa ca sĩ huyền thoại như Phương Dung, Giao Linh, Hương Lan, Giang Tử, Chế Linh… Và sau này là Ngọc Sơn, Bảo Yến, Quang Linh…
Tuy vậy, đến khoảng những năm 2000 là thời điểm nhạc nhẹ bắt đầu lên ngôi thì Bolero dường như bị lắng xuống. Chỉ trong khoảng hơn 3 năm trở lại đây, Bolero mới thực sự trở lại và có sức lan tỏa lớn. Năm 2017, Bolero không chỉ có “độ phủ sóng” rộng mà còn có vị thế trên bảng xếp hạng âm nhạc Việt Nam.
Trong xu thế du nhập, giao thoa của nhiều nền văn hóa Đông Tây, những bài hit từ Bolero như Duyên phận, Vùng lá me bay luôn là ca khúc mà giới trẻ thuộc nằm lòng.
Vài năm trở lại đây, Bolero trở lại tạo nên làn sóng mới trong làng giải trí nhạc Việt. (Ảnh minh họa) |
Bolero có thực sự “sống lại”?
Dòng nhạc này dễ đi vào lòng người nhưng đòi hỏi người hát phải có trải nghiệm, vốn sống nhất định mới thể hiện được hết cái da diết, nức nở tác giả gửi gắm trong ca khúc. Đây là điều mà không phải ca sĩ trẻ nào cũng có nên dễ dẫn đến trường hợp hát nhạt, mất vị.
Không chỉ thế, một nỗi lo khác xuất hiện là người trẻ cứ mải mê thi nhau lựa chọn Bolero cho hợp thời, chiều lòng khan giả sẽ làm giảm chất sáng tạo. Những ca khúc mới dòng nhạc này rất hiếm và chỉ hát đi hát lại những ca khúc cũ, nỗ lực bằng chuẩn người đi trước khiến cho thị trường trở nên già đi, thiếu sức sống tuổi trẻ.
Ông Trương Ngọc Ninh – Chủ tịch Hội nhạc sĩ Hà Nội cho biết: nhạc Bolero gọi chính xác là nhạc trữ tình hoặc nhạc vàng, có từ thời tiền chiến, gắn bó với nhiều kỷ niệm của người dân hai miền, nhất là với khán giả lớn tuổi. Trong khi Bolero từng cực thịnh ở miền Nam, ở miền Bắc, do tình hình lịch sử, ngay cả khi bị giới hạn, những ca khúc này vẫn len lỏi vào đời sống của người dân.
Ông chia sẻ: “Chúng được yêu thích là bởi những tác phẩm có thanh âm buồn, đồng điệu với một phần cảm xúc của con người thời trước. Nhưng sức sống của chúng kéo dài đến hôm nay không chỉ bởi mang tính hoài niệm. Hiện tại, đất nước, cuộc sống cũng có nhiều vấn đề khiến con người trở nên căng thẳng. Khán giả phải tìm đến các tác phẩm Bolero để xoa dịu tâm hồn. Các ca khúc Bolero với nội dung, giai điệu gần gũi, không quá mất công để tìm hiểu ý tứ, lại mang tính đại chúng cao là sự lựa chọn phù hợp”.
Tuy vậy, theo Chủ tịch Hội âm nhạc Hà Nội, Bolero tồn tại song song với các dòng nhạc khác, không loại trừ lẫn nhau. Theo ông, một nền âm nhạc muốn tiến lên phía trước, đầu tiên phải có những tác phẩm mới, tiếp đó người biểu diễn phải phát triển về phong cách, lối hát… Trong khi đó, các sáng tác Bolero mới gần như không có. Về người biểu diễn, hầu hết họ chưa thoát ra được phong cách của các bậc đàn anh, đàn chị đi trước.
Ca sĩ Tùng Dương đã từng thẳng thắn nói rằng việc nhà nhà, người người “say đắm” trong Bolero là một bước lùi của âm nhạc Việt. Hay những nghệ sĩ như Quốc Trung, Huy Tuấn và mới đây là Thanh Lam đều không đồng tình với sự trở lại quá “tràn lan” của dòng nhạc này.
Hồ Hoài Anh – Giám đốc âm nhạc của chương trình Giọng hát Việt cũng từng tuyên bố: “Tôi sẽ loại không chọn các thí sinh hát nhạc Bolero trong vòng sơ tuyển. Nếu hát hay Bolero, xin mời sang cuộc thi khác”. Anh cho rằng, hầu hết thí sinh theo đuổi Bolero khó bứt phá được bản thân bởi họ chỉ quen thuộc được với nhịp nhạc này (nhịp 6/8).
Giải quyết bài toán để Bolero phát triển trong bầu không khí âm nhạc lành mạnh, ca sĩ Hồng Hạnh khẳng định mỗi ca sĩ phải hiểu mình có hợp với dòng nhạc này không để từ đó xác định con đường gắn bó hợp lý cùng niềm đam mê, sáng tạo, thay vì rập khuôn mãi theo lối cũ, hoặc phá hỏng những giá trị lâu bền của Bolero.
“Đa số ca sĩ hiện tại tham gia Bolero như một cuộc chơi, không hướng theo mục tiêu lâu dài. Tôi rất thích nghe Bolero, nhưng nếu ca sĩ hiện nay chỉ có chừng đó chiêu trò dàn dựng, “nhai đi nhai lại” một số bài thì việc dòng nhạc này dần thoái trào là điều khó tránh khỏi”. Chị cho rằng, các nhà sản xuất có vai trò quan trọng trong việc định hướng thị hiếu khán giả thay vì chạy theo lợi nhuận.
Á quân The Voice Tố Ny tổ chức lễ cưới với bạn trai phi công |