[Phần 1] Ca sĩ trẻ hát Bolero: Làm mới thế nào cho đúng?

Có một nghịch lý đáng buồn là, ca sĩ trẻ ngày nay càng cố gắng để đi tìm cái Tôi, càng thể hiện dấu ấn cá nhân thì âm nhạc của họ lại càng bị quanh quẩn, hẹp hòi...
(Ở đây tạm đạt Bolero trong khái niệm một dòng nhạc, như một cách nói giảm, nói tránh để chỉ chung về dòng nhạc xưa, âm nhạc miền Nam trước 1975, hay còn gọi là "nhạc vàng", chứ không xét đến điệu nhạc Bolero có xuất xứ từ Mỹ Latinh- Người viết giải thích để độc giả hiểu rõ hơn, tránh nhầm lẫn).

Bolero là dòng nhạc mang nặng tâm sự, thường được viết lên bởi cảm xúc và những trải nghiệm của người sáng tác. Cho nên dù được viết bởi những tiết tấu đơn giản, dễ hát, dễ nghe, thì việc thể hiện Bolero chưa bao giờ là điều dễ dàng đối với một người ca sỹ. HátBolerocho đúng thì dễ, nhưng hát cho ra cái tình, cái tâm sự, cái thân phận thì gần như là việc vô cùng khó, đặc biệt với các nghệ sỹ trẻ thời nay.

phan 1 ca si tre hat bolero lam moi the nao cho dung
Hai nghệ sỹ Chế Linh và Thanh Tuyền - hai danh ca được coi như cây đa, cây đề của dòng nhạc bolero (Ảnh: Motthegioi)

Nói như vậy đề hiểu được một bộ phận khán giả tìm về nhạc Bolero vì lẽ gì. Bao nhiêu năm qua, người ta tìm đếnBolero vì nó gắn với Hoài niệm, nó gợi nhớ những ngày xưa cũ, không gian của tâm tưởng. Nhạc sỹ viết Bolero thời trước hầu như không bán độc quyền ca khúc cho ca sỹ nào, cho dù ca khúc đó được "đo ni đóng giày" cho giọng ca đó, thì mỗi ca khúc Bolero luôn được rất nhiều ca sỹ hát đi hát lại, kể cả cho dù phần hòa âm của các phiên bản đều "na ná" nhau, thì mỗi giọng ca lại tìm cho mình một cách thể hiện khác nhau dựa trên trải nghiệm, cảm nhận và sự tinh tế của mỗi ca sỹ.

Những năm gần đây, rất nhiều ca sỹ trẻ tìm về với Bolero, như một xu hướng. Rất nhiều những ca sỹ trẻ chọn cho mình dòng nhạc này để chinh phục và cũng đã có những tên tuổi ghi dấu ấn đậm nét trong lòng khá giả yêu Bolero như Lệ Quyên, Quang Lê, Cẩm Ly, Tuấn Hiệp, Đàm Vĩnh Hưng... Và cùng với sự trở lại đó là những sự loay hoay của các ca sỹ trong việc định hình màu sắc, phong cách, tạo dấu ấn riêng của mình.

phan 1 ca si tre hat bolero lam moi the nao cho dung
Ca sỹ Như Quỳnh, một giọng ca bolero đi cùng năm tháng trong lòng khán giả Việt (Ảnh: Vietnamnet)

Thế nhưng việc làm mới các ca khúc Bolero xưa cũ như thế nào lại là cả một vấn đề cần bàn. Vì Bolero là dòng nhạc gắn với lịch sử, văn hóa và tâm lý con người của xã hội thời chiến, nó gợi lên sự mất mát, chia ly nên dòng nhạc này đa phần là những ca khúc lãng mạn, bay bổng. Đó cũng là lý do nhiều người gọi là nhạc sến, vì thường mang nặng tâm tư cô đơn, sầu tủi.

Để làm mới một ca khúc, trước hết phải tìm hiểu xem hoàn cảnh ra đời của ca khúc đó như thế nào. Giống như trường hợp của ca khúc Thành phố buồn của Lam Phương, được viết năm vào những năm 1970 tại Đà Lạt, với giai điệu Slow Rock chậm buồn đặc trưng của Bolero miền Nam Việt Nam thời đó, ca khúc là tâm tư của nhạc sỹ về mối tình không thành của mình với một giai nhân ông đã từng yêu tha thiết. Cho nên nhiều năm sau, dù không có chữ Đà Lạt nào trong phần ca từ thì ca khúc này cũng luôn được biết là viết về Đà Lạt, cũng như ca khúc được coi như một bản "love story" bất hủ của những người yêu nhạc Bolero cho đến tận bây giờ.

Thế nhưng năm 2017 tại cuộc thi The voice, có trường hợp thí sinh Trần Anh Đức đã làm mới ca khúc này bằng cách phối lại theo điệu Blue, cùng với phong cách RnB rất ma mị, khiến cho cả khán giả lẫn Ban giám khảo đều sững sờ. Rồi từ đó dấy lên nhiều những tranh cãi nảy lửa.

Phần thể hiện ca khúc Thành phố buồn của nhạc sỹ Lam Phương, phần hòa âm mới của nhạc sỹ Hồ Hoài Anh, thí sinh Trần Anh Đức

Tất nhiên việc thay đổi một điều đã in hằn trong tâm tưởng của công chúng sẽ tạo nên những luồng ý kiến khác nhau, đó là điều không tránh khỏi. Giống như Thành phố buồn suốt gần nửa thế kỉ qua gần như đã trở thành một tượng đài về một bản tình ca buồn của một chàng trai đa tình, thế nên khi cố gắng biến nó thành một bản nhạc Blue đầy nhục cảm ma mị, như một sự "phản bội" lại tất cả các ý niệm vốn đã in hằn trong tâm tư, tình cảm của khán giả.

Ca sĩ Ánh Tuyết đã từng phát biểu trên Người lao động: “Các bạn trẻ hát những ca khúc cũ luôn trong tâm thế tìm cách sáng tạo, làm mới, làm khác đi. Điều đó rất đáng khen vì nghệ thuật phải luôn sáng tạo, không nên bó buộc. Hơn nữa, họ cho thấy sự năng động tìm tòi học hỏi của mỗi người. Tuy nhiên, vấn đề muôn thuở mà những người đi trước đặt ra là sáng tạo sao cho đúng?".

phan 1 ca si tre hat bolero lam moi the nao cho dung
Ca sỹ Thủy Tiên trong buổi họp báo ra mắt album "Đôi mắt người xưa", album nhận được khá nhiều luồng ý kiến trái chiều của khán giả (Ảnh: VOV)

Thiết nghĩ, việc sáng tạo trước hết phải đặt cái đẹp, tính thẩm mỹ, sự sáng tạo, yếu tố văn hóa lên trước nhất, vì bản thân nhạc sỹ khi chọn lựa các yếu tố để cấu thành ca khúc cũng đã có sự nghiên cứu vô cùng kĩ lưỡng, và bản thân ca khúc vốn cũng đã là một sản phẩm hoàn thiện, tròn trịa và được công nhận, thì việc thay đổi nó không phải là việc cứ "muốn làm là làm", nhất là làm mới chỉ để gây ấn tượng để lan truyền hình ảnh với một mục đích thương mại thì dường như đang làm mất đi giá trị cốt lõi nhất của âm nhạc.

Một trường hợp khác của cô gái trẻ mê nhạc Bolero là Jang Mi. Jang Mi mới ngoài 20 tuổi, nhưng cô chọn cho mình những bản nhạc Bolero rất cũ như Mùa thu lá bay, Phượng buồn, Nỗi buồn gác trọ... cô hát với cây đàn Guitar với những hợp âm vô cùng đơn giản rồi đăng lên youtube. Sau một thời gian rất ngắn, Jang Mi trở thành hiện tượng trong cộng đồng nghe nhạc Bolero với tốc độ lan truyền chóng mặt.

Jang Mi cover ca khúc Hai mùa mưa, sáng tác của Lê Minh Bằng

Câu chuyện đặt ra ở đây là gì? Jang Mi gần như hát không có kĩ thuật, tiếng đàn vụng về, khuôn mặt thanh thoát nhưng không quá nhiều biểu cảm, vậy thành công của Jang Mi đến từ đâu?

Có thể trả lời rằng: Đó là sự dễ chịu. Lý do sâu xa mà người Việt cứ mãi đặt Bolero ở một vị trí đặc biệt, bởi nó là sự đồng cảm, cái giác được thấu hiểu, được nương dựa, giúp người ta xoa dịu nỗi đau, để thấy nhẹ lòng hơn, dễ chịu hơn, đó cũng chính là cái lý do mà người ta tìm đến với nhạc Bolero, mà nhạc trẻ hay nhạc sôi động không đáp ứng được. Thì ở đây, Jang Mi đã làm được điều đó, hầu như ở cô không có một sự gồng gắng nào cả, cách hát như kể chuyện, gần gũi du dương, sự trong trẻo cảm thấy như chưa hề từng trải nhưng lại không hề có đau đớn, ẩn ức, như một dạng âm nhạc chữa lành khiến cô níu chân khán giả.

Nhưng tất nhiên, để đi được đường dài, cho dù ở bất cứ thể loại nhạc nào, thì ca sỹ cũng cần có những kĩ năng về âm nhạc hoặc sự hiểu biết nhất định, nếu không mọi cái cũng chỉ chợt đến rồi chợt tắt rất nhanh.

phan 1 ca si tre hat bolero lam moi the nao cho dung
Ca sỹ trẻ Phạm Quỳnh Anh và nhạc sỹ Lam Phương, sắp tới, ca sỹ Phạm Quỳnh Anh sẽ lần đấu cho ra mắt một sản phầm âm nhạc gồm những ca khúc của nhạc sỹ Lam Phương (Ảnh: Ngoisao.net)

Trên đây chỉ là hai ví dụ về việc người trẻ đang tìm cách chinh phục nhạc xưa và Bolero với những cách tiếp cận mới hơn. Nhưng dường như luôn có một nghịch lý đáng buồn là, người trẻ ngày nay cứ cố gắng để đi tìm cái Tôi, cố thể hiện dấu ấn cá nhân thì âm nhạc của họ lại càng quanh quẩn, hẹp hòi, và ngày càng trở nên gượng gạo, mất tự nhiên. Ngược lại, các thế hệ nghệ sỹ nhạc xưa, họ tiếp cận âm nhạc một cách rất tự nhiên, hát như máu thịt, như hơi thở thì lại càng để lại dấu ấn riêng không dễ phai mờ.

Nhiều người cho rằng đó là do thời nay các giọng ca trẻ đã bão hòa các cá tính âm nhạc, nhưng thực sự thì dấu ấn của nhiều danh ca xưa vẫn có tầm ảnh hưởng đến tận bây giờ, không chỉ bởi giọng hát, kĩ thuật, mà trên hết còn là thái độ và tinh thần.

Và, cho dù bất cứ dòng nhạc nào cũng vậy, việc sáng tạo, thay đổi hay làm mới, trước hết phải dựa trên tinh thần tôn trọng âm nhạc và đặt giá trị âm nhạc lên hàng đầu, từ đó ngay cả khi ca sĩ trẻ hát nhạc xưa, nhạc cũ mà trên tinh thần của một nghệ sỹ thực thụ, thì cho dù không cần thay đổi bất cứ điều gì, khán giả cũng vẫn yêu thương và tìm đến bạn. Còn việc một số nghệ sỹ trẻ cứ cố đi vòng quanh để tìm ra lối đi mới nhưng trong tâm hồn không có sự cao đẹp của nghệ thuật thì sớm muộn cũng sẽ vẫn đi vào nhưng lối mòn của sự sáo rỗng, bế tắc.

XEM THÊM:

phan 1 ca si tre hat bolero lam moi the nao cho dung Không chỉ bolero, nhiều 'hit' cũ sống lại: Thiếu ca khúc hay?

Không chỉ có dòng nhạc bolero bất ngờ sống dậy mãnh liệt mà những bài hát Việt khiến người nghe cuồng nhiệt, cách đây 18, ...

phan 1 ca si tre hat bolero lam moi the nao cho dung Nhạc bolero và sự loay hoay chọn lựa của ca sĩ trẻ

Vài năm trở lại đây, bolero quay trở lại thống soái đời sống âm nhạc. Thị trường giải trí trở nên “cuồng” bolero hơn lúc ...

phan 1 ca si tre hat bolero lam moi the nao cho dung Khán giả bội thực bolero

Mấy năm trở lại đây, dòng nhạc bolero phát triển ồ ạt với hàng trăm chương trình truyền hình liên quan đến bolero được mở ...

phan 1 ca si tre hat bolero lam moi the nao cho dung Bolero: Nhạc xưa người cũ đang trở lại?

Giữa lúc các thể loại nhạc mới, nhạc hiện đại vẫn đang dần ngấm sâu vào đời sống âm nhạc Việt Nam thì showbiz Việt ...

phan 1 ca si tre hat bolero lam moi the nao cho dung Bolero - những ngộ nhận

Tôi thuộc lớp người nghe nhạc vàng thụ động. Tức là lúc tôi lớn lên dân tình đa số không nghe nhạc vàng. Nhưng vào ...

chọn
ĐHĐCĐ Becamex IJC: Quý đầu năm lãi sau thuế 40 tỷ, sắp mở bán Sunflower II và Prince Town II
Tại ĐHĐCĐ thường niên vừa tổ chức, lãnh đạo Becamex IJC tiết lộ doanh thu và lãi sau thuế hợp nhất dự kiến quý I đạt 162 tỷ và 40 tỷ đồng. Hiện nay, công ty đang hoàn thiện các thủ tục để đưa vào bán hàng dự án Sunflower II và Prince Town II trong quý III/2024.