[Phần 2] Bolero trở lại, có phải điều ngẫu nhiên?

Hiện tượng này, nhiều người đổ lỗi cho thẩm mỹ âm nhạc của khán giả đang đi xuống, nghệ sỹ lười sáng tạo, lười cập nhật... Nhưng đó có thực sự là nguyên nhân chính?

Có thể khẳng định rằng, việc Bolero bùng phát trở lại trong những năm gần đây hoàn toàn không phải điều ngẫu nhiên, mà nó là hệ lụy của rất nhiều lý do, và thực sự là vấn đề đáng để bàn. Bởi đây không còn vấn đề tự phát của một bộ phận khán giả nhỏ lẻ, mà là sự bùng phát mạnh mẽ trên khắp cả nước suốt từ Bắc chí Nam; người người, nhà nhà nghe và hát Bolero như một thứ men say mà mãi chưa muốn tỉnh.

Thừa ca sỹ, thiếu nhạc sỹ, thiếu ca khúc thực sự chất lượng

Điều này nghe có vẻ vô lý vì dường như như âm nhạc Việt luôn có rất nhiều những gương mặt tác giả nổi tiếng. Nhưng đó là chuyện của những năm cũ, một thời đại hoàng kim của Tân nhạc, với vô cùng nhiều những "tượng đài" âm nhạc mà cho đến nhiều thế hệ sau chúng ta vẫn chưa thể thoát được tầm ảnh hưởng của họ như Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Văn Cao, Phạm Tuyên, Lam Phương, Đoàn Chuẩn - Từ Linh, Trúc Phương, Châu Kỳ... một thời đại âm nhạc dù ảnh hưởng của nhiều nền âm nhạc khác nhau nhưng vẫn mang màu sắc rất "Việt Nam", chưa bị "biến chất", "đổi màu".

phan 2 bolero tro lai co phai dieu ngau nhien
Nhạc sỹ Phạm Duy - Người được coi như "cánh chim đầu đàn" của Tân nhạc Việt Nam (Ảnh: Zing)

Còn nhạc Việt hiện nay? Dường như chỉ đếm trên đầu ngón tay những nhạc sỹ thực sự có màu sắc và cá tính riêng, để viết lên những ca khúc thực sự "riêng biệt" mà không bị lai tạp hay "bắt chước" bởi bất cứ màu sắc âm nhạc nào đi trước. Ở giai đoạn những năm 90, chúng ta có những nhạc sỹ tên tuổi như Bảo Phúc, Bảo Chấn, Phó Đức Phương, Thanh Tùng, Dương Thụ, Ngọc Đại, Nguyễn Cường... Còn cho đến hiện tại, có lẽ những tên tuổi ghi dấu ấn thực sự trong lòng khán giả như Lê Minh sơn, Đỗ Bảo, Đức Trí, Giáng Sol, Lưu Thiên Hương, Anh Quân, Huy Tuấn... thực sự không có nhiều.

Thực tế là âm nhạc Việt đang ngày càng ít đi những người sáng tác giỏi, thay vào đó là những "Hit-maker" (Những nhà sản xuất âm nhạc tạo ra những ca khúc được nghe nhiều nhất trong một giai đoạn nào đó - PV) chứ không còn là một tác giả dựa trên sự sáng tạo nghệ thuật đơn thuần.

phan 2 bolero tro lai co phai dieu ngau nhien
Nhà sản xuất âm nhạc Khắc Hưng - Một "Hit-maker" nổi tiếng nhất của showbiz Việt trong thời gian gần đấy (Ảnh: VTV)

Từ đó dẫn đến một hệ lụy nữa là việc "sáng tác theo đơn đặt hàng" hoặc "nhạc độc quyền", các ca sĩ xếp hàng để chờ đến lượt mình nhận bài nhạc mình đã đặt hàng. Còn các nhạc sĩ oằn mình ra để sáng tác cho kịp đơn hàng, và chất lượng ca khúc thì giảm đi, những sáng tác trở nên "na ná" nhau như "gà công nghiệp" ngày một nhiều.

Cùng với đó là hàng loạt những gương mặt ca sỹ trẻ ra đời hằng năm từ các trường nghệ thuật hay các cuộc thi âm nhạc trên truyền hình đổ xô ra thị trường, các ca khúc hay cũng liên tục được dùng đi dùng lại. Và, giữa tình trạng "cung" không đáp ứng đủ "cầu" như vậy thì việc mang ra làm mới lại kho tàng nhạc xưa với 60 năm tuổi đời thực sự là một giải pháp hoàn hảo.

Sự cởi mở về chính sách văn hóa nghệ thuật

Vậy tại sao các ca sĩ không tìm đến Bolero sớm hơn mà lại phải chờ cho đến tận bây giờ?

Bolero là một dòng nhạc nhạy cảm liên quan đến nhiều yếu tố lịch sử, binh biến của dân tộc. Vào những năm tháng kháng chiến, Bolero bị coi là loại nhạc "cấm", vì hầu như được viết nên bởi những giai điệu "não nề" cộng thêm ca từ buồn thương, nhớ nhung nên Bolero bị coi là loại nhạc ủy mị, sướt mướt, giảm tinh thần chiến đấu.

Chưa kể có một số bài hát còn thể hiện tinh thần lên án chiến tranh (Gọi là Nhạc phản chiến) như Những ca khúc da vàng của Trịnh Công sơn, Nhạc Anh Bằng,... mà chỉ cần được nghe thấy vang lên ở đâu, người đó có thể trở thành "tội phạm".

phan 2 bolero tro lai co phai dieu ngau nhien
Nghệ sỹ Lộc Vàng - Người từng bị ngồi tù vì tổ chức hát nhạc Bolero vào năm 1968 (Ảnh: Motthegioi)

Đó là lý do vì sao mà những bản nhạc Bolero hoàn toàn bị đóng băng trong vài thập kỷ, và nhiều nghệ sỹ chỉ được hoạt động âm nhạc tại hải ngoại. Chỉ một bộ phận dân cư rất nhỏ có thể tiếp xúc với Bolero qua băng đĩa lậu, nhưng đó đều là những hành vi "trái phép". Một số tụ điểm tổ chức biểu diễn Bolero đều bị đóng cửa, nhiều nghệ sỹ đi tù, bỏ nghề.

phan 2 bolero tro lai co phai dieu ngau nhien
Nghê sỹ Tuấn Vũ và Hương Lan trong buổi biểu diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội năm 2017 (Ảnh: Zing)

Tuy nhiên sau hơn nửa thế kỉ, chiến tranh đã lùi dần, chính sách văn hóa nghệ thuật trong nước đã cởi mở hơn và rất nhiều ca khúc Bolero đã được cấp phép để lưu hành tại Việt Nam, nhiều nghệ sỹ hải ngoại đã được trở về nước và biểu diễn, sự giao lưu nghệ thuật giữa âm nhạc trong nước và âm nhạc hải ngoại đã dễ dàng hơn rất nhiều.

Công chúng bắt đầu tìm về Bolero như một phần của hoài niệm, của kí ức gian khổ. Và có lẽ cũng vì lý do đó mà Bolero được đón nhận nhiều hơn, ưu ái hơn với cái nhìn "thoáng" hơn.

Giai đoạn thoái trào của dòng nhạc "quái tính"

Trong guồng quay không mệt mỏi của xã hội nói chung và nghệ thuật nói riêng, một sự việc khi đạt đến tầm bão hòa, thì sẽ dần bị thoái trào, và âm nhạc không nằm ngoài cái guồng tất yếu đó. Sau 40 năm quay cuồng với các trào lưu từ Jazz, Rock, Dân gian đương đại và các loại âm nhạc thể nghiệm khác, thì dường như nhạc Việt đang đi đến giai đoạn bão hòa và mệt mỏi, cần một sự đổi mới thực sự cả về "chất" và "lượng".

phan 2 bolero tro lai co phai dieu ngau nhien
Những nhóm nhạc Rock đình đám một thời giờ cũng trở thành thoái trào, ít người nghe, hoạt động nhỏ lẻ. (Ảnh: Thethaovanhoa)

Cùng với đó là sự thay đổi của bộ mặt xã hội, khi mà cuộc sống đang đầy rẫy những sự mỏi mệt, những áp lực, sự nhạt nhẽo, cập rập, manh mún của âm nhạc hiện đại không thể đáp ứng được những nhu cầu về cảm xúc của người yêu nhạc, thì khán giả bắt đầu mong mỏi những sản phẩm giải trí mang tính tính cực, bình an và gần gũi với cuộc sống hơn, thay vì những sản phẩm nghệ thuật cuồng loạn và man dại như trước. Và cũng như một lẽ tất yếu, sự giản đơn bình dị đang thay thế dần những phức tạp và cầu kì không cần thiết trong âm nhạc.

phan 2 bolero tro lai co phai dieu ngau nhien
Ca khúc Duyên Phận của nhạc sỹ Thái Thịnh vốn là ca khúc bị bỏ quên trong xó, bỗng trở thành "hit" được nghe nhiều nhất 2017 qua tiếng hát Như Quỳnh (Ảnh: Baogiaothong)

Từ đó, hàng loạt các nghệ sỹ bắt đầu đơn giản hóa các sản phẩm âm nhạc bằng những hòa thanh đơn giản hơn, cách hòa âm phối khí, dàn dựng hình ảnh cũng nhẹ nhàng, tinh tế hơn chứ không cố “gồng mình” như trước nữa, đó cũng là cơ hội để những tác phẩm Bolero nhẹ nhàng, với những tiết tấu đơn giản có cơ hội để sống lại và ngày càng lan tỏa.

(Đón đọc Phần 3: Vì sao Bolero trường tồn, nhạc trẻ nhanh quên?)

XEM THÊM:

phan 2 bolero tro lai co phai dieu ngau nhien [Phần 1] Ca sĩ trẻ hát Bolero: Làm mới thế nào cho đúng?

Có một nghịch lý đáng buồn là, ca sĩ trẻ ngày nay càng cố gắng để đi tìm cái Tôi, càng thể hiện dấu ấn cá nhân thì âm ...

phan 2 bolero tro lai co phai dieu ngau nhien Nhạc sĩ Lam Phương và mối tình bi thương với cô học trò xinh đẹp

Trước khi đến với Túy Hồng, nhạc sĩ Lam Phương đã trải qua vài mối tình và không ít lần ông phải ôm nỗi đau ...

phan 2 bolero tro lai co phai dieu ngau nhien Nhạc bolero và sự loay hoay chọn lựa của ca sĩ trẻ

Vài năm trở lại đây, bolero quay trở lại thống soái đời sống âm nhạc. Thị trường giải trí trở nên “cuồng” bolero hơn lúc ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.