Tuổi tác là một trong những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú. Vì vậy, ngay từ bây giờ, bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa căn bệnh này.
(Ảnh: medicalnewstoday) |
1. Duy trì cân nặng
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trường hợp thừa cân hay béo phì đều có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Đặc biệt, với những phụ nữ có gen béo phì sẽ mắc bệnh ung thư vú cao hơn nhiều so với những người phụ nữ bình thường khác.
2. Tiền sử bệnh trong gia đình
Bạn đã từng bao giờ đặt câu hỏi rằng có bao nhiêu thành viên trong gia đình mình bị ung thư vú? Nếu bạn không biết, đây chính là thời điểm để bạn tìm hiểu. Các báo cáo cho thấy nếu người thân bị ung thư vú cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn do yếu tố di truyền.
3. Tự kiểm tra và sàng lọc ung thư vú
Bất cứ khi nào bạn cảm thấy băn khoăn hay nghi ngờ mình có những dấu hiệu của bệnh, bạn vẫn cần đến các bệnh viện, cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm và chính xác. Tuy nhiên, bạn có thể tự kiểm tra vùng ngực của mình mỗi tháng một lần để nhận biết nếu có bất cứ sự thay đổi nào.
4. Hạn chế đồ uống có cồn
(Ảnh: vinepair) |
Một ly rượu vang mỗi ngày không những tốt cho sức khỏe, đặc biệt hệ tim mạch mà còn làm giảm căng thẳng. Tuy nhiên, uống quá nhiều rượu có thể làm phát triển bệnh ung thư vú. Nếu bạn muốn làm giảm nguy cơ mắc bệnh, có lẽ bạn nên cân nhắc về việc sử dụng các đồ uống có cồn.
5. Tập thể dục
Tập thể dục không chỉ giúp bạn duy trì cân nặng, cải thiện sức khỏe mà còn giảm nguy cơ phát triển ung thư. The American Cancer Society chứng minh rằng chỉ cần đi bộ từ 1,5 - 2,5 giờ trong một tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Vì vậy, bạn nên dành thời gian để đi bộ hoặc tập thể dục ít nhất 30 phút một ngày, năm lần một tuần.
6. Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai
Uống thuốc tránh thai, ngay cả những loại thuốc liều thấp cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú. Bạn nên cân nhắc ưu và nhược điểm của việc sử dụng thuốc tránh thai và tìm một biện pháp an toàn hơn.
7. Tìm hiểu các thông tin về ung thư vú
Việc tìm hiểu và đọc các tài liệu về bệnh sẽ giúp bạn có kiến thức nhất định và có sự chuẩn bị trước trong trường hợp cần thiết. Bạn cần nắm được những dấu hiệu của ung thư vú, nguy cơ mắc bệnh và các giai đoạn phát triển bệnh. Ngoài ra, bạn cần biết về những điều cần chú ý nếu không may bị bệnh.
8. Mở lòng với bác sĩ
(Ảnh: inhalemd) |
Bác sĩ không chỉ đơn thuần là người đưa ra lời khuyên, phác đồ điều trị mà còn giúp bạn xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lí hoặc bất cứ điều gì ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Vì vậy, nếu bạn có băn khoăn, vướng mắc, đừng ngại ngần trò chuyện và trao đổi với bác sĩ của mình.
9. Nghỉ ngơi
Nếu có một số dấu hiệu nghi ngờ của bệnh, cũng chưa chắc bạn đã bị bệnh ung thư vú và lo lắng trong suốt những ngày tháng còn lại. Thay vì thế, bạn nên đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và nghỉ ngơi, suy nghĩ tích cực.
XEM THÊM
Thực phẩm chế biễn sẵn làm tăng nguy cơ ung thư vú?
Các nhà nghiên cứu vừa công bố kết quả cho thấy mối liên hệ giữa việc ăn thịt chế biến sẵn với nguy cơ mắc ... |
Thay đổi 7 thói quen này để ngăn ngừa ung thư vú
Ung thư vú được cho là căn bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ. Theo Viện nghiên cứu Ung thư Mỹ (AICR), có 1 trên ... |
Những người dễ bị ung thư vú 'tấn công'
Ung thư vú là căn bệnh thường gặp ở nữ giới và có nguy cơ mắc cao nếu bạn thuộc 1 trong các đối tượng ... |
Kỳ tích của người mẹ 6 năm chiến đấu với ung thư
“Con không muốn mỗi ngày đi học về phải tìm mẹ trên bầu trời. Con muốn mẹ ở đây, bên con mỗi ngày”, đó là ... |
Bốn dấu hiệu ung thư vú ở nam giới
Núm vú của bạn có hình dạng bất thường, ngực áo liên tục bị bẩn bởi chất dịch rò rỉ qua núm vú, là dấu ... |