Ít ai nghĩ rằng, những người làm việc quá cần mẫn, cống hiến hết mình cho công việc lại có tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú cao hơn. Ảnh minh hoạ: Internet |
Ung thư vú là những khối u ác tính phát triển ở các tế bào vú. Khối u ác tính này tập hợp các tế bào ung thư có thể sản sinh rất nhanh tại các mô xung quanh, hoặc có thể lan ra (di căn) tới các bộ phận khác trong cơ thể. Căn bệnh này thường phổ biến ở nữ giới, ngoài những dấu hiệu nhận biết thông thường thì bạn cũng có thể phát hiện được mình có mắc bệnh ung thư vú hay không nếu thuộc một trong những đối tượng sau.
Người hay gặp căng thẳng, áp lực
Ít ai nghĩ rằng, những người làm việc quá cần mẫn, cống hiến hết mình cho công việc lại có tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú cao hơn. Cũng bởi, thời gian làm việc trải dài không khoa học, áp lực từ công việc gây ra nên làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Một số thói quen xấu như ăn uống không khoa học, áp lực công việc thường xuyên, căng thẳng kéo dài... đều là những tiền đề hình thành nên bệnh ung thư vú.
Người dậy thì sớm hoặc mãn kinh muộn
Theo ý kiến từ các chuyên gia, việc tiếp xúc lâu dài với hormone estrogen và progesterone có thể làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Bạn có thể nhận biết rõ dấu hiệu này qua những đối tượng nữ giới dậy thì sớm trước 12 tuổi và những người mãn kinh muộn sau 55 tuổi.
Đây được xem là những người có tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú cao hàng đầu.
Người gặp vấn đề về sinh sản
Những đối tượng nữ giới không thể sinh con hoặc có con đầu lòng sau 30 tuổi thường có nguy cơ phát triển thành ung thư vú cao hơn khoảng 40% so với đối tượng nữ giới sinh con ở độ tuổi 25. Lý giải cho điều này là do các đột biến gen trở nên phổ biến hơn khi bạn càng có tuổi, chúng sẽ tăng dần lên và phát triển trong thời kỳ bạn mang thai.
Vậy nên, các bác sĩ thường khuyến cáo nữ giới nên sinh con trước 30 tuổi và hạn chế việc sinh đẻ sau 40 tuổi để hạn chế gặp phải những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Người ngoài 50 tuổi
Theo một khảo sát ở Mỹ, có dưới 5% phụ nữ dưới 50 tuổi mắc ung thư vú, nhưng nguy cơ sẽ tăng lên đáng kể khi bạn bước sang tuổi 50. Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ phát triển ung thư vú cao nhất ở phụ nữ trên 70 tuổi.
Những người đang trải qua liệu pháp thay thế hormon
Phụ nữ trải qua giai đoạn mãn kinh thường trải qua liệu pháp thay thế hormon để khôi phục lại mức nội tiết tố nữ trong cơ thể, do đó làm giảm các vấn đề căng thẳng đi cùng với thời kỳ mãn kinh.
Thật không may, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những ai trải qua liệu pháp hormon phối hợp với estrogen và progestin có nguy cơ phát triển ung thư vú cao nếu họ liên tục điều trị trong hơn 5 năm.
Uống thuốc tránh thai thường xuyên
Mặc dù thuốc ngừa thai được biết là làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng và tử cung, nhưng chúng cũng có nhiều tác dụng phụ. Một trong số đó là tăng nguy cơ phát triển ung thư vú.
Ung thư vú có thể di truyền. Ảnh minh hoạ: Internet |
Mô ngực dày đặc
Ngực phụ nữ thành 4 loại mật độ: mô mỡ, mô nhiều mỡ, mô dày đặc và rất dày đặc. Họ cảnh báo mô ngực dày đặc làm cho các khối u khó phát hiện trên nhũ ảnh (chụp X-quang) và những người này nên tìm kiếm phương pháp giám sát ngực khác thay thế phương pháp này.
Người hay thức đêm thường xuyên
Những đối tượng nữ giới thường làm việc đêm nhiều có khả năng phát triển thành ung thư vú cao gấp 4 lần so với những người sinh hoạt lành mạnh, ăn ngủ đúng giờ.
Bởi thông thường, melatonin sẽ tăng lên vào ban đêm, nhưng ánh sáng nhân tạo vào ban đêm có thể ngăn chặn mức độ sản sinh melatonin, từ đó kích thích đến các hormone khác gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào vú. Đó là lý do vì sao những người mắc bệnh ung thư vú thường có hàm lượng melatonin trong cơ thể thấp hơn so với đối tượng nữ giới không có bệnh.
Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú
Nếu trong gia đình bạn có người thân mắc bệnh ung thư vú thì bạn cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này cao hơn những người bình thường. Gen di truyền là một yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ di căn ở bệnh ung thư vú.
Do đó, bạn cần chủ động đi khám tầm soát bệnh ung thư vú từ sớm nếu có người thân trong nhà mắc căn bệnh này.
Các khối u lành tính
U vú lành tính là bệnh phổ biến ở chị em phụ nữ, các u vú có khi nhỏ, không gây đau đớn và ít ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, không ít người chủ quan với nó, tuy nhiên, một sự thật ít ai biết được rằng u vú lành tính có thể phát triển thành ung thư vú.
Bạn nên kiểm tra vú một lần mỗi 6 - 12 tháng để phát hiện ung thư sớm.
Béo phì sau mãn kinh
Chất béo trong cơ thể chúng ta có khả năng tạo ra một loại enzyme gọi là aromatase có thể chuyển hóa androgens thành estrogen. Đó là lý do tại sao những phụ nữ sau mãn kinh có lượng dự trữ chất béo lớn trong cơ thể của họ. Những người này có nguy cơ phát triển ung thư vú khi cơ thể của họ sinh ra nhiều estrogen hơn so với những người phụ nữ khác.
XEM THÊM
Bốn dấu hiệu ung thư vú ở nam giới
Núm vú của bạn có hình dạng bất thường, ngực áo liên tục bị bẩn bởi chất dịch rò rỉ qua núm vú, là dấu ... |
Liệu pháp nội tiết chữa khỏi ung thư vú mà không cần hóa trị
Phát hiện sớm ung thư vú, bệnh nhân có thể dùng thuốc nội tiết Tamoxifen ngăn hormone estrogen gây bệnh. |
Coi chừng ung thư vú và tuyến tiền liệt vì ăn xong lăn ra ngủ
Chỉ cần ăn tối cách giờ ngủ 2 giờ, ta có thể giảm đến 20% nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ và ung ... |
Các nhà khoa học chỉ ra 7 cách tốt nhất để ngăn ngừa ung thư vú
Trong thập kỷ qua, ung thư vú là một trong những căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn tới con người, đặc biệt là ... |
Ăn nhiều rau họ cải giảm nguy cơ ung thư vú
Các loại rau họ cải được đề cập đến bao gồm súp lơ xanh, rau cải xoăn, súp lơ trắng, bắp cải. Trong những năm ... |
Những lưu ý về chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư vú
Không có một giải pháp chung về độ ăn phù hợp với tất cả bệnh nhân đang điều trị ung thư vú, Megan Morrison chuyên ... |
Bệnh nhân ung thư vú có thể không cần hóa trị?
Một nghiên cứu mới đây của Mỹ cho thấy phụ nữ bị ung thư vú giai đoạn đầu có thể không phải hóa trị, thay ... |