Các công ty châu Á đang bắt đầu bỏ Trung Quốc để 'về nhà'

Với tình cảnh lợi nhuận ngày càng bị cắt giảm do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, những công ty ở châu Á có nhà máy tại Trung Quốc đang cố gắng tìm đường "hồi hương".

Xu hướng chuyển sản xuất về nước (reshoring) của các công ty châu Á đặt nhà máy tại Trung Quốc đang diễn ra phổ biến. Điều này chủ yếu xảy ra với những doanh nghiệp Nhật Bản và Đài Loan, hoạt động trong lĩnh vực máy móc và thiết bị điện tử.

Theo một nghiên cứu của Nomura trên 56 công ty, các nhà sản xuất lớn "đang cố tìm cách tránh mức thuế quan cao từ Hoa Kỳ với hàng nhập khẩu của Trung Quốc.

Hiện hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang bị "khóa" trong một cuộc tranh chấp thương mại "đau đớn, kéo dài hơn một năm. Cả hai bên liên tiếp áp đặt những mức đòn trừng phạt thuế quan ngày càng cao với hàng tỉ USD hàng hóa của nhau.

Trong bối cảnh đó, Nomura đánh giá Đài Loan là nước hưởng lợi lớn từ việc các doanh nghiệp chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc về do xung đột của thương chiến.

Theo Bộ Kinh tế Đài Loan, có khoảng 40 công ty của lãnh thổ này đang dời nhà máy đang thực hiện hành động trên.

Chính quyền Đài Loan đã và đang thúc đẩy sáng kiến "Đầu tư vào Đài Loan" (Invest Taiwan) nhằm thu hút các công ty trở về. Theo chương trình này, các công ty có thể được hưởng ưu đãi với những khoản vay có lãi suất thấp để trang trải chi phí di dời.

Nhà sản xuất bảng mạch Flexium và Quanta đang rục rịch về nước. SK Hynix, nhà sản xuất chip lớn thứ hai thế giới, cũng đang cố gắng chuyển sản xuất một số loại module chip về Hàn Quốc.

106112377-1567643576965gettyimages-1146798292

Ngoài việc chuyển sản xuất sang các nước thứ ba, các doanh nghiệp tại châu Á cũng đang có xu hướng mang nhà máy "về nước". (Ảnh: CNBC).

Những công ty Nhật Bản cũng đang có động thái tương tự. Mitsubishi Electric đã chuyển dây chuyền sản xuất máy móc theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ từ Đại Liên, Trung Quốc về Nagoya, Nhật Bản. Toshiba Machine và Komatsu cũng đang lên kế hoạch để chuyển nhà máy ra khỏi đất nước đông dân nhất thế giới (theo Nomura, trích dẫn từ The Japan Times và Asahi Shimbun).

"Xu hướng 'reshoring' được cho là phù hợp với tình hình xuất khẩu của thế giới trong tình cảnh hiện tại, và là kết quả của chuyển hướng thương mại", Sonal Varma và Michael Loo, hai chuyên gia của Nomura viết trong báo cáo.

Một số công ty, ví dụ như Dell, vốn lo lắng về chi phí lao động đang leo thang tại Trung Quốc, cũng đang đẩy nhanh quá trình di chuyển nhà máy ra khỏi quốc gia này.

Trong số những doanh nghiệp đang "đào tẩu" khỏi Trung Quốc, có hơn một nửa đến từ Hoa Kỳ và Đài Loan.

Vẫn theo báo của của Nomura, các công ty điện tử công nghệ đứng đầu trong xu hướng "reshoring", sau đó là các đơn vị hoạt động trong các ngành may mặc, giày dép, túi xách...

Ngoài các vấn đề về thuế quan cũng như chi phí lao động ngày càng cao, rủi ro về an ninh mạng cũng là một lí do lớn khiến các công ty nước ngoài đang đặt tại Trung Quốc muốn "về nước".

Nomura cũng khẳng định, các động thái chuyển hướng thương mại sẽ không chỉ có trong ngắn hạn, mà di chuyển sản xuất trung hạn và dài hạn sẽ là xu thế của tương lai.

CNBC đánh giá, các nền kinh tế được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc chiến thuế quan chủ yếu nằm tại châu Á. Việt Nam, Đài Loan và Thái Lan là những nơi hưởng lợi.

Theo phân tích của Nomura, Việt Nam là nền kinh tế duy nhất thu hút các công ty từ cả hai ngành công nghiệp có giá trị gia tăng thấp, là hàng may mặc và hàng tiêu dùng, cho đến các ngành có giá trị gia tăng cao - như điện tử.

Tuy nhiên, với quy mô thị trường nội địa lớn của Trung Quốc, cũng như năng lực hạn chế tại các quốc gia khác, có nhiều lí do để các công ty duy trì một phần lớn sản xuất tại Trung Quốc.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.