Cái chết của bé gái người Việt và câu hỏi để trẻ đến trường một mình có an toàn?

Đường từ nhà đến trường của trẻ em ở Nhật Bản thường được cho là an toàn. Tuy nhiên, sự việc một bé gái người Việt bị sát hại trên chính quãng đường tới trường hàng ngày khiến dư luận bàng hoàng và hoài nghi việc liệu để trẻ nhỏ tự đi học có là phương án hay?
cai chet cua be gai nguoi viet va cau hoi de tre den truong mot minh co an toan Bé gái người Việt có thể chết vì ngạt thở
cai chet cua be gai nguoi viet va cau hoi de tre den truong mot minh co an toan Nghi vấn bé gái người Việt chết không lâu sau khi bị bắt cóc

Vụ sát hại bé gái người Việt gây chấn động nước Nhật

cai chet cua be gai nguoi viet va cau hoi de tre den truong mot minh co an toan
Cảnh sát Nhật Bản điều tra tại khu vực hiện trường phát hiện thi thể bé Nhật Linh. Ảnh: Nikon News

Vốn là quốc gia có tỷ lệ phạm tội thấp và trẻ em được trang bị đủ điều kiện để có thể tự đến trường một mình một cách an toàn, nhưng dư luận Nhật Bản đang bị sốc và hoang mang trước vụ việc bé gái người Việt Le Thi Nhat Linh, 9 tuổi, bị sát hại sau hai ngày mất tích.

Em được tìm thấy tử vong gần mương thoát nước ở thành phố Abiko, tỉnh Chiba, sáng 26/3. Một người đi câu đã phát hiện thi thể bé gái và thông báo với chính quyền địa phương. Nạn nhân được mô tả là cao khoảng 130 cm, mặc quần màu hồng và áo khoác màu sáng. Cô bé đeo một chiếc ba lô màu đỏ khi đến trường học. Ngôi trường cách nhà khoảng 10 phút đi bộ.

Một phụ nữ làm tình nguyện viên theo dõi học sinh đi học đã không nhìn thấy Linh vào sáng 24/3. Người này thường quan sát dọc tuyến đường nằm giữa nhà Linh và trường tiểu học. Hôm 17/3, cảnh sát cho biết bé gái người Việt dường như đã bị bóp cổ đến chết, dựa vào các dấu vết trên cổ.

Theo các nhà điều tra, Linh có thể bị bắt cóc chỉ vài phút sau khi rời nhà để tới trường học. Hình ảnh do camera an ninh ghi lại ở khu vực này cho thấy cô bé không xuất hiện như thường ngày.

Hiện công tác điều tra đang được khẩn trương thực hiện để sớm tìm ra thủ phạm. Giới chức Nhật Bản cũng sẽ kiểm tra và tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn cho học sinh. Tuy nhiên ngay lúc này, vụ việc bé gái người Việt bị sát hại ngay trên đường đi học tưởng chừng rất an toàn, người ta mới bắt đầu đặt câu hỏi liệu việc để trẻ tự đi học có thực sự an toàn?

Phụ huynh rèn tính tự lập cho con

cai chet cua be gai nguoi viet va cau hoi de tre den truong mot minh co an toan
Trẻ em Nhật Bản thường tự đi bộ tới trường. Ảnh: JapanTimes

Trẻ em Nhật Bản thường được cha mẹ cho tiếp xúc với thế giới bên ngoài từ rất nhỏ. Nhiều người tin rằng tự đi bộ đến trường và tham gia các chuyến đi thực địa đơn giản là bước đầu tiên trong việc dạy các em tính tự lập. Tự lập cũng chính là một trong những tính cách khiến người Nhật trở nên đặc biệt.

Vì vậy, đừng ngạc nhiên nếu bạn nhìn thấy trẻ nhỏ ở Nhật đeo tất trắng, giày da, mặc áo kẻ sọc và đội mũ rộng vành đi bộ tới nhà ga, các hiệu tạp hóa, tiệm bánh cùng nhiều nơi khác. Các bậc cha mẹ tin rằng tàu điện an toàn, đúng giờ và có nhiều chuyến, còn những đứa trẻ thì thông minh nên họ sẵn sàng cho phép chúng tự ra ngoài mà không cần người giám sát.

Kaito, một cậu bé 12 tuổi ở Tokyo, đã tự mình đi từ nhà bố sang nhà mẹ từ khi em mới 9 tuổi. Bố mẹ Kaito đã ly dị. “Lúc đầu, cháu hơi lo lắng một chút rằng liệu cháu có thể đi tàu một mình được không. Nhưng chỉ lo một chút thôi ạ”, cậu bé thừa nhận.

Ban đầu, bố mẹ Kaito cũng sợ vì để con đi ra đường một mình, nhưng họ vẫn quyết tâm vì thấy con trai mình đã đủ lớn và nhiều đứa trẻ khác đều đã làm được một cách an toàn. Theo mẹ của Kaito, bà từng tự đi tàu một mình khi còn nhỏ hơn con trai. “Thời của tôi còn không có điện thoại di động, nhưng tôi vẫn tự xoay sở để đi được từ điểm A tới điểm B. Nếu thằng bé bị lạc, nó có thể gọi cho chúng tôi”, bà nói.

Mẹ kế của cậu bé Kaito nói bà sẽ không cho phép một đứa trẻ 9 tuổi đi tàu điện ngầm một mình ở London hay New York, mà chỉ ở Tokyo. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tàu điện ngầm ở Tokyo thì không nguy hiểm. Ví dụ như, một vấn đề còn tồn tại là phụ nữ và các bé gái thường hay bị sàm sỡ, dẫn đến việc Nhật Bản đưa vào sử dụng loại xe dành riêng cho phụ nữ vào năm 2000.

Lý do

Hai lý do khiến trẻ em ở Nhật luôn có tính tự lập. Thứ nhất, các em được dạy về khái niệm "mức độ tin cậy nhóm" khi còn bé. Trẻ em Nhật hiểu rằng các em có thể dựa vào nhóm và việc giúp đỡ người khác khi cần thiết là điều quan trọng. Một đứa trẻ, khi ở nơi công cộng, biết rằng trong trường hợp khẩn cấp, em có thể nhờ người khác góivào người khác để được giúp đỡ.

“Trẻ con Nhật học những việc đó từ sớm. Rất lý tưởng là bất cứ thành viên nào của cộng đồng đều được khuyến khích tự phục vu mìnḥ hoặc giúp đỡ người khác”, ông Dwayne Dixon, một nhà nhân chủng học văn hóa từng viết luận án Tiến sĩ về giới trẻ Nhật, nhận định trên The Atlantic.

Nhiều trẻ em Nhật Bản cũng biết làm những nhiệm vụ đơn giản như dọn dẹp hoặc nhặt rác từ khi 2 hoặc 3 tuổi. Ngay tại trường học, các em học sinh thường thay phiên nhau dọn dẹp và tự phục vụ bữa trưa, thay vì giao cả cho đội ngũ nhân viên làm những việc này. Ai cũng đều phải làm và việc đó cũng dạy cho bọn trẻ biết làm thế nào để dọn sạch một nhà vệ sinh”, ông Dixon nói.

Một lý do khác là an ninh của Nhật tốt. Nhật Bản là một trong những quốc gia có tỷ lệ tội phạm thấp nhất trên thế giới. Điều này khiến cha mẹ cảm thấy yên tâm khi để con ra ngoài đường một mình.

Văn hoá đi bộ là điều phổ biến ở đất nước mặt trời mọc khi người dân quen với việc đi bộ khắp mọi nơi vì ở đâu cũng có nhiều người. Tài xế cũng ý thức được việc nhường đường cho người đi bộ nên việc các em nhỏ tự băng qua đường là điều không quá nguy hiểm.

Bảo đảm an toàn cho trẻ trên đường tới trường

cai chet cua be gai nguoi viet va cau hoi de tre den truong mot minh co an toan

Biển "kodomo 110-ban" - điểm lánh nạn cho trẻ em trên đường tới trường. Ảnh: Savvytokyo

Tại Nhật Bản, trẻ nhỏ được dạy rằng cửa hàng hoặc địa điểm công cộng trên đường có thể dùng làm nơi trú ẩn trong trường hợp khẩn cấp. Một số nơi được đánh dấu bằng biển “kodomo 110-ban” (kodomo hyaku-tou-ban). Đây là những địa điểm an toàn tuyệt đối mà bất cứ trẻ em nào cũng có thể tìm đến khi gặp nạn hoặc cảm thấy gặp nguy hiểm. Trẻ trốn ở đó sẽ được bảo vệ cho đến khi cảnh sát đến.

Hầu hết trường học ở Nhật đều có người hướng dẫn đứng ở các ngã tư gần trường và sử dụng cờ hiệu để ra dấu cho trẻ sang đường an toàn. Một số trường còn có luật không được quay về nhà để lấy đồ bỏ quên một khi đã rời nhà đến trường, theo Savvytokyo.

Theo cảnh sát Nhật, thời điểm nguy hiểm nhất đối với học sinh tiểu học là sau khi tan trường. Đây là lý do trường học yêu cầu học sinh về thẳng nhà, cất cặp sách và mũ trước khi đi chơi. Đi bộ qua công viên với trang phục học sinh sẽ khiến người xấu để ý. Các trường ở Nhật còn khuyến cáo học sinh một con đường cố định từ nhà tới trường và ngược lại để phụ huynh dễ dàng tìm ra nếu các em lâu trở về nhà.

Gia đình và xã hội Nhật Bản luôn tạo điều kiện tốt nhất để bảo vệ các em nhỏ và giúp các bé rèn luyện tính tự lập ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, qua vụ việc bé gái người Việt bị bắt cóc và sát hại trên đường tới trường, chúng ta có thể thấy rõ rằng các em chưa thể nào bảo vệ được mình một cách toàn diện trong trường hợp khẩn cấp khi còn ở lứa tuổi còn quá nhỏ như vậy. Có lẽ giới chức Nhật Bản cần siết chặt hơn nữa các biện pháp bảo vệ các em học sinh nhằm ngăn chặn những vụ việc tương tự có thể xảy ra.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.