Thủ tướng Chính phủ vừa ra Chỉ thị 46/CT-TTg2017 về việc tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình hình mới.
Một trong số các nội dung của Chỉ thị nhấn mạnh: "Tổ chức bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, triển khai chương trình sữa học đường, tăng cường vận động thể lực cho trẻ em, học sinh; không quảng cáo và kinh doanh đồ uống có cồn, nước ngọt có gas và các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe trong trường học".
Nội dung này đang nhận được sự quan tâm của dư luận, đặc biệt là các chuyên gia, giáo viên và phụ huynh học sinh.
Nước uống có gas không tốt cho sức khỏe của trẻ em. Ảnh minh họa: Internet. |
Cô giáo Lê Thị Thanh Thủy - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: "Ở trường chúng tôi chưa bao giờ cho phép quảng cáo cũng như bán các loại đồ uống có cồn, đồ uống có gas trong trường cho học sinh. Các em mới ở cấp tiểu học còn non nớt nên cần đặc biệt chú ý tới vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Các loại đồ uống có cồn, có gas hoàn toàn không có lợi ích gì cho các em học sinh.
Hơn nữa, dù là liên hoan lớp mà phụ huynh đứng ra tổ chức cho các em nhà trường cũng khuyến cáo không nên cho các em uống nước uống có gas để phòng tránh các nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của học sinh. Chẳng may có vấn đề gì xảy ra với các em thì nhà trường cũng phải chịu trách nhiệm. Mục tiêu hàng đầu của nhà trường là đảm bảo cho các em có được sức khỏe tốt cả về thể lực và tinh thần khi đến trường học. Các loại thực phẩm, đồ uống có nguy cơ không tốt tới sức khỏe của học sinh đều không nên cho các em dùng".
Tương tự, thầy giáo Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng khẳng định: "Chủ trương cấm quảng cáo và bán các loại nước uống có cồn, có gas trong trường học của Thủ tướng Chính phủ là vô cùng hợp lý. Trường chúng tôi cũng có căng tin cho học sinh nhưng chỉ phục vụ các em ăn sáng những món như xôi, bánh mỳ, trứng ốp la... chứ không bán các loại đồ có cồn, có gas nhằm tránh nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm".
Đảm bảo an toàn thực phẩm cho học sinhBà Phạm Thị Lệ Hằng - Trưởng Phòng GD&ĐT quận Hà Đông (Hà Nội) cho hay: "Hiện tại Phòng vẫn chưa nhận được chỉ thị bằng văn bản hướng dẫn từ Sở. Tuy nhiên, chúng tôi rất ủng hộ chỉ thị này của Thủ tướng Chính phủ. Ở một số trường tiểu học và THCS trên địa bàn quận vào buổi sáng thường có bộ phận phục vụ bánh mỳ, xôi cho các em chứ tuyệt đối không bán đồ uống có cồn, đồ uống có gas cho học sinh. Còn tại bếp ăn của các trường thì bắt buộc chỉ được phục vụ cơm, sữa tươi, sữa đậu nành cho các em học sinh theo định lượng được thay đổi hàng ngày và được quản lý chặt chẽ về quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, hệ thống nước lọc tinh khiết cũng được các trường bố trí đầy đủ để phục vụ các em khi ra chơi uống để giải khát. Ở khu vực cổng trường nhiều nơi cũng được lực lượng an ninh phường giải tỏa các hàng quán bán rong các thực phẩm không rõ nguồn gốc cho học sinh". |
Trẻ em không nên uống đồ có gasChia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Trần Hồng Côn - Khoa Hóa học, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) hoàn toàn ủng hộ chỉ thị của Thủ tướng nhằm kiểm soát chặt chẽ, cấm việc quảng cáo và bán đồ uống có cồn, đồ uống có gas trong trường học. Trong các đồ uống có ga thường có tính axit, bộ máy tiêu hóa của trẻ em là học sinh vẫn chưa hoàn chỉnh nên nếu uống nhiều đồ uống có ga sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng. Hơn nữa, các loại nước ngọt hiện nay còn có thành phần chất bảo quản, chất phụ gia thực phẩm để tạo ngọt có thể bằng đường hóa học thì không có lợi chút nào nếu lạm dụng. Tùy vào nồng độ, tính chất và loại chất có trong nước uống có gas mà sẽ có nguy cơ gây bệnh đối với trẻ em. Ông khuyến cáo các gia đình không nên cho trẻ sử dụng thường xuyên các loại đồ uống này. |
Trao đổi với chúng tôi, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Chuyên gia Viện Công nghệ Sinh Học và Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, các sản phẩm nước ngọt có gas nếu nói về mặt hậu quả thì không có vấn đề gì. Tuy nhiên, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị cấm quảng cáo và bán các đồ uống này trong trường học cho các em học sinh là rất đúng đắn.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh. Ảnh: Báo Lao Động. |
Ông chỉ rõ: "Thứ nhất, chúng ta không thể biến trường học thành thị trường để tạo ra một khoản chi phí không cần thiết đối với các em học sinh. Các em chưa đến tuổi làm ra tiền mà phải xin bố mẹ. Ở trường các em chỉ nên uống nước lọc bằng hệ thống bình nước lọc đảm bảo vệ sinh do nhà trường trang bị. Từ đó, giáo dục ý thức tiết kiệm cho học sinh chứ không phải cứ đến giờ ra chơi là các em đi xuống quán ăn hay căng tin trong trường và mỗi em một chai/lon nước ngọt sẽ tạo ra sự tùy tiện.
Thứ hai, học sinh phổ thông (nhất là tiểu học và THCS) thì cần ăn uống các chất dinh dưỡng để phát triển cơ thể chứ không phải chỉ là những thứ nước ngọt có gas - đây chỉ là loại nước giải khát mà thôi. Để giải khát thì học sinh chỉ cần uống nước lọc không cần pha chế gì thêm, kể cả chè hay cà phê vì không đúng với lứa tuổi trẻ em. Thủ tướng Chính phủ muốn tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh, mang tính sư phạm trong các nhà trường chứ không phải là nơi nhộn nhạo buôn buôn bán bán".
Ngoài ra, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng cho biết, học sinh uống các đồ uống có gas cũng không có tác dụng dinh dưỡng gì.
"Thành phần chính của các loại nước ngọt có gas thường có đường Carbonhydrat, trẻ em đâu cần uống nhiều loại đường này vì dễ gây béo phì. Năng lượng mà nước có gas cung cấp cho người uống chính là đường. Nhưng đây không phải nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ là Protein để cho trẻ lớn. Vì thế, kể cả người lớn cũng đừng ham uống nước ngọt có gas, dù có cảm giác 'ngon miệng' một chút nhưng nó đã tạo ra hiện tượng dư năng lượng.
Năng lượng này không phải năng lượng đi từ những chất dinh dưỡng mà đi từ các chất đường. Cơ thể mà có quá nhiều đường thì sẽ gây nguy cơ béo phì. Tương tự, nếu ta cho trẻ ăn quá nhiều bánh kẹo ngọt sẽ tạo ra hiện tượng 'dinh dưỡng lệch' và không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Cấm quảng cáo, kinh doanh nước có gas trong trường học
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có chỉ thị không quảng cáo, kinh doanh nước có gas trong trường học và giao nhiệm vụ cho ... |
Lối sống 08:15 | 27/12/2017
Lối sống 03:30 | 27/12/2017
Lối sống 04:23 | 26/12/2017
Giáo dục 23:17 | 25/12/2017
Lối sống 12:12 | 23/12/2017
Lối sống 02:52 | 19/12/2017
Lối sống 03:38 | 13/12/2017