Chuyên gia dinh dưỡng tiết lộ một bí mật quan trọng về biện pháp điều trị HIV ở mẹ và bé

Phụ nữ nhiễm HIV vẫn có thể cho con bú một cách an toàn. Nhưng chỉ khi họ duy trì uống thuốc ARV đều đặn.

Florence Nabwire là người đã sáng lập chương trình giáo dục dinh dưỡng tiên phong tại 72 trung tâm y tế thuộc vùng sâu vùng xa Uganda. Nghiên cứu tiến sĩ của cô tập trung vào mối quan hệ giữa dinh dưỡng và HIV, đặc biệt đối với bà mẹ và trẻ em.

chuyen gia dinh duong tiet lo mot bi mat quan trong ve bien phap dieu tri hiv o me va be
Florence Nabwire và con gái. (Ảnh: Medium)

Lần đầu tiên tôi gặp một em bé bị HIV là vào năm 2010. Lúc đó, tôi đang theo học khoá thạc sĩ dinh dưỡng tại Đại học Nairobi và du lịch tới Kampala ở Uganda, làm việc như một tình nguyện viện tại Baylor College of Medicine. Đây là bệnh viện chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho hơn 6.000 trẻ em bị nhiễm HIV và gia đình các bé.

Nhìn thấy những đứa trẻ sơ sinh chỉ còn da bọc xương là cú sốc cực lớn đối với tôi. Nhưng tôi cũng đã được chứng kiến cảnh bọn trẻ biến đổi sau 3-6 tháng điều trị dinh dưỡng. Virus HIV gây tổn thất nặng nề đối với nhu cầu năng lượng của cơ thể và điều đó lý giải tại sao giảm cân là đặc tính chủ chốt khi bị nhiễm HIV. Những đứa trẻ nhiễm HIV, giống như người lớn, sẽ cần dùng các loại thuốc ARV (thuốc kéo dài cuộc sống của người bị bệnh HIV, đồng thời có hiệu quả cao trong việc hạn chế sự lây truyền của virus) trong suốt phần đời còn lại của mình.

Những phụ nữ nghèo nhất tìm kiếm biện pháp điều trị ở các bệnh viện đôi khi phải đi bộ hàng tiếng đồng hồ mới tới nơi và cũng chừng đó thời gian để trở về nhà. Họ không có dù chỉ một số tiền ít ỏi để đi xe buýt. Nghèo đói chỉ là một trong những vấn đề của họ - còn có sự kỳ thị của cộng đồng đối với người bị HIV.

Bệnh viện Baylor ở Kampala là cơ sở y tế được trang bị hiện đại nhất và là trung tâm mang tầm vóc quốc gia trong lĩnh vực chăm sóc trẻ nhiễm HIV. Ở những vùng nông thôn xa xôi, cơ sở y tế chỉ gồm những thiết bị tối thiểu. Các bệnh nhân phải gánh trên vai gánh nặng lớn của tình trạng suy dinh dưỡng và bất ổn lương thực. Một số bệnh nhân cho biết về tác dụng phụ xảy ra với họ sau khi dùng thuốc ARV lúc bụng đói. Với hiểu biết của tôi về ngành dinh dưỡng, tôi nhận thấy nhu cầu phải kết hợp dịch vụ dinh dưỡng và lương thực vào các chương trình chăm sóc bệnh nhân HIV.

chuyen gia dinh duong tiet lo mot bi mat quan trong ve bien phap dieu tri hiv o me va be
Florence tổ chức một buổi học dinh dưỡng tại Trung tâm Baylor ở Kampala. (Ảnh: Medium)

Dinh dưỡng tốt giúp trì hoãn tiến triển từ HIV sang AIDS và đóng vai trò thiết yếu trong việc mang đến một kết quả tốt đẹp cho người bệnh. Một người được chăm sóc dinh dưỡng tốt có hệ miễn dịch khoẻ mạnh sẽ tăng cơ hội chống chọi với các bệnh lây nhiễm cơ hội như lao phổi và đáp ứng thuốc ARV tốt hơn. Nhưng các bệnh nhân cần biết cách kết hợp các loại thực phẩm sẵn có với họ để đạt được chế độ ăn uống cân bằng, đáp ứng nhu cầu năng lượng. Tư vấn dinh dưỡng nhất thiết phải trở thành một phần trong gói điều trị dành cho bệnh nhân HIV.

Từ 72 bệnh viện được Baylor hỗ trợ ở vùng nông thôn Uganda, tôi đã kết hợp dinh dưỡng vào việc chăm sóc người bị HIV. Tôi thành lập một chương trình dinh dưỡng nhằm xác định và phục hồi những bệnh nhân trẻ em lẫn người lớn bị suy dinh dưỡng, đồng thời nâng cao nhận thức về nuôi con sữa mẹ. Chúng tôi đã tiến hành các khoá học thực tế để hướng dẫn cách nấu những bữa ăn cân bằng về dinh dưỡng cho cả người lớn và trẻ sơ sinh nhằm ngăn ngừa nguy cơ suy dinh dưỡng. Chương trình này cũng cung cấp thực phẩm, nguyên liệu nông nghiệp và huấn luyện các hộ gia đình về cách thức canh tác cải tiến.

Tôi chưa bao giờ hình dung có ngày mình lại làm nghiên cứu sinh tiên sĩ tại Cambridge. Tôi lớn lên ở Mombasa và là con thứ 3 trong gia đình 6 người con. Cha mẹ tôi đều là giáo viên nhưng lương của họ không đủ trả học phí tại các trường tư. Do đó, tôi vào học trường công, nơi tiêu chuẩn thành tích khá thấp.

Cha tôi kèm tôi học thêm ngoài giờ học ở trường. Tôi học đủ giỏi để vào một trường cấp hai dành cho nữ sinh và môi trường này cực kỳ hợp với tôi. Tôi tham gia rất nhiều môn thể thao, trong đó có điền kinh nữ, khúc côn cầu, bóng rổ và đều đạt trình độ vận động viên quốc gia. Cha tôi lo lắng tôi sẽ lơ là việc họ nhưng tôi vẫn đảm bảo học tập thật tốt.

Khi lớn lên, tôi luôn mong muốn được làm bác sĩ. Mặc dù đạt điểm số cần thiết nhưng tôi không được chính phủ hỗ trợ để giúp tôi được đào tạo nghề y. Thay vào đó, tôi lấy bằng khoa học và công nghệ thực phẩm tại Khoa Nông Nghiệp, Đại học Nairobi. Tôi tốt nghiệp trong nhóm đầu của khoa và giành được suất học bổng để lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành dinh dưỡng con người ứng dụng.

Nộp đơn xin học bổng quốc tế theo chương trình học bổng Gates và Cambridge là một canh bạc lớn. Với Gates, mỗi năm, có hơn 4.500 ứng viên từ khắp nơi trên thế giới, đua tranh để giành 50 suất học bổng. Tôi không nghĩ mình có cơ hội. Nhưng tôi đã nhận được cả 2 suất.

chuyen gia dinh duong tiet lo mot bi mat quan trong ve bien phap dieu tri hiv o me va be
Phụ nữ nhiễm HIV vẫn có thể cho con bú một cách an toàn. Nhưng chỉ khi họ duy trì uống thuốc ARV đều đặn. (Ảnh: Annietaophotography)

7 tháng trước, tôi sinh bé thứ hai. Tôi cho con ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi. Cho tới trước thời điểm này, bé bú mẹ hoàn toàn và tôi nhận được sự trợ giúp từ các bà đỡ. Mọi người mặc nhiên cho rằng, cho con bú là một việc làm hoàn toàn bản năng, tự nhiên nhưng phụ nữ cần rất nhiều trợ giúp, nhất là trong những tuần đầu tiên.

Trước đây, phụ nữ bị HIV dương tính thường được khuyên không nên cho con bú. Virus có thể truyền sang con họ qua sữa mẹ. Họ phải dùng sữa công thức hoặc sữa bò vốn rất đắt đỏ và không có nhiều lợi ích về dinh dưỡng như sữa mẹ. Kết quả là nhiều em bé do các bà mẹ bị HIV sinh ra phải đối mặt với nguy cơ tử vong do suy dinh dưỡng.

Ngày nay, thậm chí trong những hoàn cảnh nghèo nàn về nguồn lực, phụ nữ nhiễm HIV vẫn có thể cho con bú một cách an toàn. Nhưng chỉ khi họ duy trì uống thuốc ARV đều đặn.

Đề tài tiến sĩ của tôi là so sánh sức khoẻ xương ở những người mẹ bị HIV dương tính và HIV âm tính với con cái của họ. Tôi đã nghiên cứu 100 phụ nữ bị HIV dương tính, 100 phụ nữ HIV âm tính, quan sát họ trong suốt thai kỳ và trong 3 tháng đầu tiên sau khi họ sinh con.

Thật khó khăn để mời được những phụ nữ bị HIV dương tính tham gia nghiên cứu. Tôi phải mất tới 1 năm và phải nỗ lực vô cùng vất vả. Có rất nhiều giấy tờ quan trọng phải hoàn tất. Do đó, quá trình nghiên cứu kéo dài tới 3 năm, lấn sang cả năm thứ 3 làm nghiên cứu sinh tiến sĩ của tôi.

Nghiên cứu này cung cấp dữ liệu về nhu cầu canxi đối với những người mẹ bị HIV và con họ. Thai kỳ và giai đoạn cho con bú có liên quan tới các thay đổi sinh lý trong khoáng xương. Nhưng phần lớn bằng chứng đều chỉ ra rằng, sự phục hồi sẽ diễn ra sau khi em bé ăn dặm. Việc dùng ARV không liên quan tới sự suy giảm khoáng xương trong 2 năm đầu tiên. Nhưng dữ liệu của tôi vẫn còn hạn chế với trường hợp phụ nữ mang thai và cho con bú.

Giả thuyết của tôi là ARV có thể phá vỡ quá trình huy động canxi thông thường từ xương của người mẹ. Tôi đang xác định xem liệu việc này có dẫn tới tình trạng mất xương không thể hồi phục được hay gây hại cho sự phát triển và tích luỹ khoáng xương ở những đứa trẻ.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.