Thu hồi một loại thuốc giảm đau, chữa gút và xương khớp | |
Phòng bệnh đúng cách khi trời lạnh |
Tại “Hội thảo về nhóm bệnh xương khớp”, nhóm tuổi được xác định mắc bệnh nhiều nhất là sau tuổi 40. Và trong những năm gần đây, các bệnh liên quan đến xương khớp đang có xu hướng tăng cao, dẫn đầu về các bệnh lý của con người, hơn cả tim mạch và ung thư. Trong đó, bệnh thoái hóa khớp chiếm đến 50% nhóm bệnh viêm khớp. Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ người thoái hóa khớp của nước ta là 30% ở những người trên 35 tuổi, trên 65 tuổi là 60% và trên 80 tuổi là 85%. |
(Ảnh: giadinh.net.vn) |
Bên cạnh đó, kết quả từ một cuộc thăm dò đối với 1.000 người cao tuổi cho thấy, cứ 10 người được hỏi thì có 8 người trả lời là mỗi lần thời tiết lạnh hoặc ẩm ướt thì tình trạng đau nhức xương khớp sẽ tăng cao và thường xuyên hơn. Với tỷ lệ này, Việt Nam được xếp vào một trong những quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh khớp cao của khu vực và thế giới.
VÌ SAO BỆNH XƯƠNG KHỚP GIA TĂNG VÀO MÙA LẠNH?
TS. BS Nguyễn Vĩnh Ngọc, Khoa Khớp Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, vào những ngày thời tiết chuyển lạnh như hiện nay thì tỉ lệ bệnh nhân nhập viện và thăm khám các bệnh về xương khớp đang ngày một tăng cao. “Những ngày này, số bệnh nhân đến khám bệnh khớp rất đông, tăng gấp rưỡi những ngày thời tiết bình thường, có khi con số bệnh nhân khám lên tới cả trăm, trong khi trung bình chỉ là 50-60 người”, bác sĩ Ngọc nói.
Lí giải về nguyên nhân, Bác sĩ Ngọc cho biết: Khi thời tiết lạnh, sức đề kháng của cơ thể sẽ bị giảm sút nhanh chóng. Từ đó khiến cho các yếu tố gây bệnh như vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công hơn.
(Ảnh: Tirto) |
Không chỉ vậy, nhiệt độ xuống thấp sẽ làm cho các gân cơ bị co rút gây nên hay gây ra chứng vẹo cổ cấp do lạnh. Việc vận động khớp lúc này cũng khó khăn hơn nên dễ khiến bệnh nhân bị ngã, trường hợp nặng có thể dẫn đến gãy xương. Vào những ngày thời tiết lạnh, một số bệnh nhân bị gút cũng thường hay tái phát các đợt viêm khớp cấp do axit uric trong máu bị kết tủa, lắng đọng vào khớp và gây viêm.
Đặc biệt ở người già, do chức năng hoạt động của cơ thể bị suy yếu, khí huyết giảm sút nên không nuôi dưỡng được cân mạch. Từ đó gây nên tình trạng thoái hóa khớp xương và xuất hiện triệu chứng đau. Thường gặp nhất là các trường hợp sáng thức dậy bị cứng khớp cổ tay, chân và bàn tay…
MỘT SỐ BỆNH XƯƠNG KHỚP THƯỜNG GẶP
1. Thoái hóa khớp
Thường gặp ở các khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân… Vì đây là những khớp thường xuyên chịu lực nên sẽ có nguy cơ thoái hóa cao. Nguyên nhân gây bệnh bao gồm rất nhiều. Có thể là do lão hóa, dị tật bẩm sinh, bị chấn thương, béo phì hay người mắc bệnh tiểu đường…
(Ảnh: Kurir) |
2. Đau lưng
Đây là một trạng thái đau cột sống rất phổ biến ở cả nam giới và phụ nữ. Tình trạng đau lưng thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Nếu thời gian ngắn thì gọi là đau lưng cấp tính, còn nếu tình trạng đau lưng diễn ra liên tục cả tháng thì được coi là mãn tính. Dấu hiệu nhận biết bệnh là đau dọc vùng sống lưng, có thể lan cả xuống hai bên bắp tay và vùng mông, đùi. Mỗi lần người bệnh di chuyển, đứng lên ngồi xuống hay đứng thẳng lưng đều có cảm giác khó chịu.
3. Viêm khớp dạng thấp
Căn bệnh này xảy ra nhiều nhất ở phụ nữ, đặc biệt là trong độ tuổi từ 35 – 50 tuổi. Đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh, nhưng theo nhiều nghiên cứu thì yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng. Bệnh viêm khớp dạng thấp nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và có thể dẫn đến tàn tật, tử vong. Triệu chứng thường thấy của bệnh là sưng đau, tê mỏi, khó vận động ở khớp chân tay nhất là buổi đêm hay lúc vừa ngủ dậy.
(Ảnh: Tê Buồn Chân Tay) |
4. Viêm khớp thiếu nhi
Không chỉ người lớn mà ngay cả trẻ em cũng phải đối mặt với căn bệnh viêm khớp. Đặc biệt là những trẻ suy dinh dưỡng bào thai thì nguy cơ mắc bệnh sẽ khá cao. Khi bệnh tiến triển, sương sụn của trẻ sẽ bị tổn thương. Từ đó gây biến dạng khớp, cử động khó khăn và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng xương khớp về sau. Tuy nhiên, bệnh lý này ở trẻ có thể khỏi hẳn nếu được điều trị đúng cách.
CHỦ ĐỘNG PHÒNG NGỪA BỆNH
TS. BS Phạm Quang Thuận, Trưởng khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Thể thao Việt Nam khuyến cáo, để phòng tránh các bệnh xương khớp trong mùa lạnh, mọi người phải luôn giữ ấm cơ thể, nhất là những vùng xa tim như tay, chân.
Đồng thời phải có chế độ lao động, nghỉ ngơi thích hợp, cần chú ý tới tư thế cơ thể khi làm việc, đặc biệt là những người phải thường xuyên bê vác, kéo, nâng vật nặng. Những lúc nghỉ tư thế cũng phải đảm bảo đúng, tránh tư thế nửa nằm, nửa ngồi hoặc gối đầu cao quá lâu.
(Ảnh: Mẹ & Con) |
Việc thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng có thể phòng tránh được các bệnh xương khớp rất hiệu quả. Nếu tập thể dục buổi sáng sớm thì cần phải mặc đủ ấm, tránh những buổi trời có sương hoặc gió thổi mạnh.
Về chế độ ăn uống thì tăng cường một số loại trà thảo mộc, trà gừng và ăn các món nóng, ấm để cơ thể luôn có năng lượng.
Nên tránh việc tắm đêm hoặc tắm, gội đầu bằng nước lạnh.
Tips hạn chế nguy cơ đau nhức xương khớp Lương y Bùi Hồng Minh (Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) gợi ý, những bệnh nhân bị bệnh về xương khớp có thể giảm đau bằng cách lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch. Sau đó trộn lẫn với muối rồi nướng nóng lên và đắp vào khớp. Vì đắp ngải cứu với muối ấm sẽ có tác dụng làm giảm đau, giảm sưng. Còn với những người có nguy cơ cao bị đau khớp như người lớn tuổi, người béo phì thì có thể dùng bài thuốc này chườm lên khớp hàng ngày nhằm mục đích phòng bệnh.
Một cách khác để trị bệnh xương khớp nữa đó là ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng. Mỗi ngày bệnh nhân có thể ngâm chân từ 15 đến 30 phút vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nước muối ấm và gừng có tác dụng làm dịu cơn đau và phòng bệnh đau khớp cổ chân rất hiệu quả. |