Chi phí nhiên liệu gia tăng và sự gián đoạn chuỗi cung ứng từ cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến lạm phát tại Mỹ, vốn đã ở mức cao, cộng thêm các biện pháp kích thích của chính phủ khi mở cửa trở lại các hoạt động kinh tế, đẩy cầu cao trong khi cung thấp, dẫn đến mức lạm phát kỷ lục.
Lạm phát nhà ở hằng năm ở mức 1,4% vào đầu năm 2021 đã tăng lên 5,4% vào tháng 5/2022, cao hơn 3,5% so với mức trung bình từ năm 2015 - 2019.
Lạm phát nhà ở rất quan trọng vì đại diện cho khoảng 40% chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi và 1/6 chỉ số giá tiêu dùng cá nhân.
Tháng trước FED đã tăng lãi suất chuẩn thêm 0,75% và thông báo có thể sẽ tiếp tục tăng lần nữa trong cuộc họp vào ngày 26 - 27/7 tới.
Các nhà kinh tế ước tính rằng chi phí nhà ở tăng cao hơn có thể làm tăng thêm khoảng 1,1% vào CPI trong cả năm 2022 và 2023. Các cơ quan chính phủ không tính trực tiếp giá nhà khi tính toán lạm phát vì coi mua nhà là một khoản đầu tư dài hạn hơn là một món hàng tiêu dùng.
Chi phí nhà ở được thể hiện trong dữ liệu lạm phát của chính phủ theo hai yếu tố: chi phí hằng tháng cho những người thuê nhà và tiền thuê nhà phải trả. Chi phí hằng tháng cho người thuê nhà được tính toán với độ trễ lớn, có thể lên tới 6 - 9 tháng. Do vậy, giá nhà tăng thì lạm phát sẽ tăng.