Cha mẹ phải dừng ngay việc mắng mỏ con cái khi chúng bị béo phì

Các bác sĩ tại Mỹ cảnh báo cha mẹ cần phải học cách tránh làm tổn thương những đứa trẻ thừa cân, béo phì của mình.
cha me phai dung ngay viec mang mo con cai khi chung bi beo phi Cậu bé 10 tháng tuổi nặng gần 30kg
cha me phai dung ngay viec mang mo con cai khi chung bi beo phi Trẻ em Việt vừa suy dinh dưỡng, vừa thừa cân béo phì – Cách nào giải quyết?
cha me phai dung ngay viec mang mo con cai khi chung bi beo phi
(Ảnh: health)

Một nghiên cứu được công bố bởi viện Nhi khoa Hoa Kỳ và cộng đồng Béo phì cho thấy, mắng mỏ trẻ về vấn đề cân nặng không hề khuyến khích chúng giảm cân. Và để tìm giải pháp cho điều này thì dường như vẫn đang là "bài toán" với nhiều bậc cha mẹ cũng như các chuyên gia y tế.

Trong thông cáo chung được công bố ngày thứ hai vừa qua, hai hiệp hội cảnh báo rằng: mắng mỏ thường mang lại hiệu ứng ngược và gây ra các triệu chứng như chán ăn, lười vận động, cô lập bản thân khỏi xã hội hay trốn tránh các cuộc khám sức khỏe định kỳ.

“Hãy suy nghĩ tích cực. Chúng ta đều biết rằng thật khó khăn để thay đổi bản thân, và người béo phì thường gặp phải những khó khăn ban đầu trong việc phấn đấu giảm cân. Chúng ta có thể rút ra được nhiều bài học từ những thách thức này và bắt đầu xử lý từng chút một.” Trích lời bác sĩ Stephen Pont, người chỉ đạo cuộc nghiên cứu và nhà sáng lập Viện nhi khoa trực thuộc Ủy ban quản lý Béo phì.

“Đồng thời, trẻ béo phì thường tự ti, trầm cảm và hay lo lắng vì vậy các bậc cha mẹ cần tập trung vào các biện pháp tích cực khi muốn khích lệ trẻ thay đổi...” Trích thư của tiến sĩ Pont, thuộc trường Y Dell thuộc đại học Texas (Austin).

Giúp trẻ không cảm thấy bị kì thị cũng đồng nghĩa với việc giải thích cho con trẻ những thứ mà chúng được xem trên ti vi và phim ảnh, một nghiên cứu độc lập cùng đề tài Nhi khoa đã chỉ ra điều này.

cha me phai dung ngay viec mang mo con cai khi chung bi beo phi
Mắng mỏ khi trẻ thừa cân, bép phì có thể gây tác dụng ngược. (Ảnh: DailyMail)

Tác giả của bài nghiên cứu phân tích những bộ phim cho trẻ em và phát hiện ra phần lớn các bộ phim đều đề cập tới việc kì thị béo phì.

Bệnh béo phì là một trong những vấn đề sức khỏe mãn tính phổ biến nhất tại trẻ em Mỹ, các bác sĩ đã nhấn mạnh trong thông cáo. 1/3 số trẻ nhỏ độ tuổi từ 2 tới 19 bị thừa cân hoặc béo phì.

Kỳ thị và phân biệt đối xử có thể tăng thêm vấn đề về sức khỏe và gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của những đứa trẻ, làm chúng cảm thấy cô độc, tủi hổ và buồn bã. Riêng việc thừa cân đã là dấu hiệu đứa trẻ trở thành mục tiêu bị bắt nạt.

“Các bậc phụ huynh cần phải suy nghĩ cẩn trọng trước khi bắt đầu đối thoại với trẻ nhỏ về vấn đề cân nặng”, trích lời Rebecca Puhl, một thành viên trong hiệp hội Béo phì, phó giám đốc Trung tâm chính sách lương thực và Béo phì Rudd tại đại học Connecticut ở Hartford.

“Cha mẹ cần tìm ra cách phù hợp nhất mà mình và con cái có thể áp dụng để mọi thành viên trong gia đình cùng trở nên khỏe mạnh hơn".

Các nhà nghiên cứu đã phân tích 31 bộ phim phát hành trong giai đoạn 2006 đến 2010, nghiên cứu về cách mà các bộ phim trẻ em đề cập tới bệnh béo phì. Mỗi bộ phim đều cho thấy có những biểu hiện ủng hộ bệnh béo phì, ví dụ như cảnh quay có các nhân vật ham ăn đồ ăn vặt, ăn nhiều, nước ngọt được xuất hiện rất nhiều trong phim.

Phần lớn các bộ phim cũng kì thị thừa cân, với những lời mắng nhiếc xúc phạm về kích cỡ cơ thể. Những cảnh quay này là khó tránh khỏi, nhưng cha mẹ cần sử dụng chúng với mục đích giáo dục, trích lời tác giả bài nghiên cứu, tiến sĩ Eliana Perrin, người đã thực hiện nghiên cứu tại đại học Bắc Carolina tại đồi Chapel, và hiện là giám đốc của trung tâm nghiên cứu bệnh béo phì ở trẻ nhỏ tại đại học Duke (Durham, Carolina).

“Trong gia đình, tôi muốn chúng ta là bạn bè và đối xử tốt với nhau bất kể kích cỡ cơ thể thế nào,” Perrin bổ sung. “Những đứa trẻ béo phì khá thông minh, vui tính, khỏe mạnh và chăm chỉ”.Khi phụ huynh xem phim cùng bọn trẻ, họ có thể nói những lời như “Chúng tôi đều cười khi nhân vật đó bị chế nhạo, nhưng tôi không nghĩ rằng bọn trẻ lại cho rằng điều này đáng buồn cười”, theo Perrin.

“Quan trọng nhất là các bác sĩ cần phải đi đầu phong trào giáo dục trẻ em để có thể giúp giữ được mức cân nặng phù hợp mà không làm cho các em cảm thấy bị kì thị về kích cỡ cơ thể,” các bác sĩ tranh luận trong bài viết.

Những đứa trẻ cảm thấy bị kì thị thường là nạn nhân bị trêu chọc, bắt nạt, quấy rối tại trường học và không ít đứa trẻ nói với bác sĩ rằng quá trình bắt nạt kéo dài hơn 5 năm.

Trong khi chúng ta đang đặt sự chú ý cao vào các phương pháp chữa trị và can thiệp đối với bệnh béo phì ở trẻ nhỏ, thì các hậu quả của thừa cân nặng lên đời sống xã hội và tinh thần đang bị bỏ mặc – ví dụ như kỳ thị và bắt nạt, theo Puhl.

cha me phai dung ngay viec mang mo con cai khi chung bi beo phi
Trẻ béo phì thường có xu hướng bị bắt nạt, kì thị. (Ảnh: CNN)

Các bác sĩ nhi khoa có rất nhiều cách để nói chuyện với phụ huynh và trẻ nhỏ về vấn đề cân nặng theo hướng hỗ trợ và khuyến khích thay vì có vẻ phán xét một cách vô tình, trích lời Puhl. Sử dụng các thuật ngữ trung lập như “cân nặng” thay vì thuật ngữ tiêu cực như “mỡ”, “béo phì” sẽ có tác dụng hiệu quả hơn.

cha me phai dung ngay viec mang mo con cai khi chung bi beo phi Khoa học tìm ra 'vị giác thứ 6', nguyên nhân dẫn đến béo phì
cha me phai dung ngay viec mang mo con cai khi chung bi beo phi Mập mạp không có nghĩa là bé đang khỏe mạnh
chọn
Hiện trạng khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc sau 30 năm quy hoạch
Khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc được quy hoạch từ năm 1994, có vị trí tại phường An Phú, TP Thủ Đức. Cùng xem hiện trạng dự án này sau 30 năm quy hoạch.