Chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội xảy ra ở hầu hết các địa phương

Báo cáo của Chính phủ cho thấy tình trạng chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội xảy ra ở hầu hết các địa phương.
 
cham tron dong bao hiem xa hoi xay ra o hau het cac dia phuong
(Ảnh minh họa)

Mới đây, Chính phủ đã có báo cáo về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội năm 2017.

Theo đó, tính đến ngày 31/12/2017, số nợ bảo hiểm xã hội bắt buộc phải tính lãi là 5.737 tỷ đồng, chiếm 2,9% so với số phải thu. Tỷ lệ nợ bảo hiểm xã hội bắt buộc giảm so với năm 2016 khoảng 0,8%.

Phân tích cơ cấu số nợ bảo hiểm xã hội phân chia theo loại hình doanh nghiệp cho thấy, số nợ bảo hiểm xã hội bắt buộc vẫn tập trung nhiều ở khu vực doanh nghiệp nhà nước (6,3%) và doanh nghiệp ngoài quốc doanh (6,02%).

Trong đó, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng nợ cao nhất với số tiền nợ là 3.712 tỷ đồng (chiếm 65% tổng số nợ).

Số nợ bảo hiểm xã hội khó thu là khoảng 1.667 tỷ đồng của trên 10 nghìn doanh nghiệp với khoảng 12 nghìn lao động, gồm:

Doanh nghiệp bỏ trụ sở hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ sở hữu, chủ sử dụng lao động bỏ trốn, đơn vị đã phá sản, đơn vị khác (khoanh nợ của Vinashin, Vinalines).

Trong đó, nợ không thể thu hồi được là 476 tỷ đồng, do các doanh nghiệp đã và đang giải thể phá sản và doanh nghiệp có chủ là người nước ngoài bỏ trốn.

Cũng theo báo cáo của Chính phủ, tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội xảy ra ở hầu hết các địa phương.

Qua thanh tra, kiểm tra, phát hiện một số doanh nghiệp thỏa thuận với người lao động không đóng bảo hiểm xã hội hoặc chỉ đóng bảo hiểm xã hội bằng mức lương tối thiểu vùng.

Một số doanh nghiệp không đủ khả năng về tài chính để hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn không tiến hành giải thể, phá sản mà duy trì sản xuất kinh doanh cầm chừng sau đó tìm cách chuyển nhượng tài sản cho nhà đầu tư khác mà không xử lý các khoản nợ trong đó có khoản nợ bảo hiểm xã hội hoặc bỏ trốn.

Đối với các doanh nghiệp phá sản sau khi thanh lý tài sản thường chỉ trả đủ số tiền nợ có bảo đảm (nợ thế chấp ngân hàng) nên không còn tiền để nộp tiền nợ bảo hiểm xã hội.

Các doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội phần lớn khi trả lương đã trích phần trách nhiệm phải đóng của người lao động nhưng không đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội mà sử dụng vào mục đích khác.

Được biết, tính đến cuối năm 2017, có 334.606 đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, tăng 27.494 đơn vị (tương ứng với 8,95%) so với năm 2016.

Có 13.591.492 người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, tăng 739.659 người (tương ứng với 5,76%) so với năm 2016.

Tốc độ tăng số đơn vị tham gia cao hơn tốc độ tăng số người tham gia chứng tỏ việc mở rộng độ bao phủ bảo hiểm xã hội đạt hiệu quả ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tốc độ tăng số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong năm 2017 thấp hơn năm 2016 (6,45%).

cham tron dong bao hiem xa hoi xay ra o hau het cac dia phuong Tiền lương vẫn bị trừ nhưng 5 năm không được đóng bảo hiểm xã hội

Hàng tháng vẫn bị trừ một khoản lương để chi trả bảo hiểm, thế nhưng nhiều giáo viên, nhân viên của Trường Phổ Thông Huế ...

chọn
ĐHĐCĐ KSF: Hướng đến thành cổ đông chiến lược của SCG, dồn lực cho siêu dự án Wonder Tower tại Ciputra
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, lãnh đạo KSF cho biết, trong ba năm tới sẽ tập trung hoàn thành ba dự án Golden River, Sky City và Wonder Tower. Trong ba năm tới doanh nghiệp cần tổng mức đầu tư khoảng 35.000 tỷ đồng, doanh thu dự kiến trên 50.000 tỷ đồng.