Phải làm gì khi bị mất sổ Bảo hiểm xã hội?

Tôi bị thất lạc sổ Bảo hiểm xã hội trong quá trình chuyển nhà. Vậy tôi có được cấp lại sổ mới không? Thủ tục như thế nào? Nếu cấp lại sổ mới, thời gian đóng BHXH trước đây của tôi có được tính không?

Trường hợp của bạn, trả lời như sau:

Sổ Bảo hiểm xã hội (BHXH) được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Để đảm bảo quyền lợi của người lao động, khi sổ bảo hiểm xã hội bị mất, cần phải được cấp lại để chi trả những khi người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH.

phai lam gi khi bi mat so bao hiem xa hoi
Ảnh minh họa.

Tại khoản 1, Điều 29, Quyết định 959/QĐ-BHXH năm 2015 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế quy định:

1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, thay đổi số sổ, gộp sổ BHXH

1.1. Thành phần hồ sơ:

a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

b) Sổ BHXH đã cấp.

Theo khoản 2, Điều 97, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội gồm:

2. Hồ sơ cấp lại sổ BHXH trong trường hợp hỏng hoặc mất bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;

b) Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.

c) Các trường hợp cấp lại sổ BHXH, thẻ BHYT; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH:

- Người đang làm việc nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH hoặc nộp thông qua đơn vị nơi đang làm việc.

- Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, người đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH: nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.

Như vậy, để được cấp lại sổ BHXH do làm mất, bạn phải chuẩn bị hồ sơ gồm: Đơn đề nghị cấp lại sổ Bảo hiểm xã hội của người lao động; Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS). Khi hoàn tất hồ sơ xin cấp lại sổ BHXH, bạn nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH hoặc nộp thông qua đơn vị nơi đang làm việc theo quy định tại Điều 33, Quyết định 959/QĐ-BHXH.

Việc bạn bị mất sổ BHXH không ảnh hưởng tới thời gian đã đóng BHXH trước đây của bạn. Trong trường hợp người lao động đóng bảo hiểm ngắt quãng, không liên tục thì sẽ được cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở hưởng chế độ theo quy định tại khoản 5 Điều 3, Luật bảo hiểm xã hội 2014: “Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội".

phai lam gi khi bi mat so bao hiem xa hoi Con nhỏ bị ốm, bố mẹ được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?

Trường hợp người lao động tham gia đóng BHXH thì sẽ được hưởng chế độ khi con đau ốm.

phai lam gi khi bi mat so bao hiem xa hoi Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thế nào là hợp lệ?

Nếu Giấy chứng nhận được cấp không đúng quy định, cơ quan BHXH sẽ từ chối giải quyết. Khi đó, cơ sở khám chữa bệnh ...

chọn
VIS Rating: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp vẫn ở mức yếu ngay cả khi dòng tiền được cải thiện do đòn bẩy cao và nợ đến hạn lớn trong năm 2024.