Chuyện 'phim giả tình thật' của cặp đôi mỹ nam đồng tính | |
Chuyện tình hai chàng trai dễ 'mít ướt' và hay 'tổn thương'+ |
Từng bị bạn bè “đòi kiểm tra”
Với Bằng Giang (SN 1997, Thái Nguyên), có lẽ những tháng ngày ngồi trên ghế nhà trường luôn là mảng ký ức xám mờ. Đến giờ đây, mọi cảm xúc cô đơn, mệt mỏi vẫn trở về mỗi khi câu chuyện xưa được nhắc lại.
Nguyễn Bằng Giang. (Ảnh: NVCC). |
Ngay từ khi nhận thức mình là ai, trong tâm niệm, Giang đã biết mình "sinh nhầm trong vỏ bọc nữ nhi”. “Hồi nhỏ mỗi lần đến trường, tôi vẫn thường bị trêu chọc là bê đê bởi tôi mặc đồ nam trong khi mọi người biết tôi là một người sinh ra với cơ thể nữ. Những ngày đó, tôi cảm thấy mình bị dòm ngó, đi vệ sinh hay đi đâu cũng thấy "bị nhìn". Việc đến trường với tôi là điều cực kì tồi tệ.
Đỉnh điểm là khi tôi bị một nhóm học sinh khóa trên giữ lại hỏi tôi là gái hay trai. Họ đòi kiểm tra.... Và giây phút bị kéo quần áo, mọi người cười đùa vô tình mà ác ý làm tôi hoảng loạn. Lúc ấy, tôi chỉ mong thoát thật nhanh ra khỏi nghịch cảnh đó.
Thời gian sau, việc bị trêu chọc hay nhìn ngó vẫn làm tôi thấy mệt mỏi. Tôi tự thu mình lại. “Tất cả rồi cũng qua”, tôi vẫn thường tự nhủ điều đó khi cảm thấy mệt mỏi.” – Giang tự bắt đầu trải lòng về cuộc đời mình bằng câu chuyện đầy ám ảnh.
Ước mơ táo bạo lập quán café LGBT giữa lòng Hà Nội của chàng chuyển giới | |
Ý tưởng 'điên rồ' thành lập CLB LGBT của chàng trai chuyển giới |
Thế nhưng, mọi việc vẫn tiếp tục diễn ra, Giang kể: “Lớn lên, xu hướng tình cảm và mọi thứ về giới tính của tôi vẫn làm tâm điểm chú ý của mọi người xung quanh. Ở khoảng độ tuổi đã nhận thức về bản thân mình, tôi cho đó là bình thường và cảm thông với họ. Thế nhưng hành động vô tình mà ác ý đó khiến tôi không thoát khỏi những lúc buồn bã và phải che giấu mình.”
"Mẹ từng khóc rất nhiều khi tôi công khai"
“Bản thân tôi không hề áp đặt quá nhiều chuyện công khai nên luôn đón nhận mọi thứ rất nhẹ nhàng. Từ nhỏ tôi đã giống một cậu bé, và khi mẹ bắt tôi phải để tóc dài vì không muốn “con mình lệch lạc giới tính”. Tôi đã không thích tóc dài và từ năm lớp 8, bố mẹ đã tôn trọng sở thích tóc ngắn và cách hành xử của tôi.
"Khi tôi công khai, bố nói: 'Đừng làm thế bố buồn'". (Ảnh: NVCC). |
Năm 2015, tôi quyết định nói nghiêm túc với bố mẹ về chuyện mình là ai. Thế nhưng, khi tôi công khai nói thật với mẹ về bản dạng giới của mình, mẹ đã khóc rất nhiều lần. Song tôi nghĩ đó là phản ứng bình thường của cha mẹ khi con cái rơi vào “nhóm thiểu số”.
Tôi nhận ra rằng, hạnh phúc của chính mình sẽ do mình quyết đình. Thế nên, bố mẹ sẽ luôn tôn trọng quyết định của tôi dù họ phải trải qua một khoảng thời gian để hiểu rằng, tôi sinh nhầm trong cơ thể nữ.”
Bản lĩnh, cá tính và độc lập, Giang luôn tự chủ động xử lý mọi chuyện xảy ra. Những tháng ngày “cô đơn” khi đi học đã tôi luyện chàng trai 9X cách “tự bảo vệ và yêu thương bản thân”. Quan trọng hơn, đó chính là cách xử lý mọi chuyện theo hướng nhẹ nhàng, như lẽ tự nhiên của nó.
Những dự án trường học mang tên “Bằng Giang”
Tham gia hoạt động phong trào quyền LGBT, chàng trai 9X hướng nhiều đến lĩnh vực giáo dục. Năm lớp 12, Giang tham gia hoạt động trong nhóm NextGEN Thái Nguyên. Khi trở thành sinh viên Đại học Hà Nội, Giang chuyển sang hoạt động trong NextGEN Hà Nội.
Bên cạnh những dự án như Trường học cầu vồng, Giang đã ấp ủ một dự án mang tên mình. Từ chính câu chuyện ngày đi học của mình, từ những câu chuyện thấm đẫm nước mắt được lắng nghe, Giang quyết định xây dựng dự án “Bây giờ hay bao giờ” với thông điệp “tôn trọng sự đa dạng trong học đường”.
Giang trong triển lãm "Bây giờ hay bao giờ". (Ảnh: NVCC). |
Chia sẻ về sự kì thị trong trường học, Giang nói: “Nếu ngay từ nhỏ chúng ta được dạy “dù bạn con là con gái và thích con gái là điều bình thường, là điều tự hào, là điều không trái với tự nhiên” hay “việc làm chính mình là một việc đáng tự hào” hay “dù con có như thế nào, con là người có HIV, con có đeo kính, con có sẹo trên mặt hay con có béo, có gầy thì con vẫn là con, con vẫn đẹp, con không xấu” thì liệu còn sự trêu chọc hay phân biệt đối xử nào không?”
Ngay sau khi dự án “Bây giờ hay bao giờ” kết thúc, chàng trai 9X sẽ tiếp tục khởi động dự án “School Pride”.
Dù chặng đường phía trước còn dài và không ít gian nan, nhưng "một Giang của sự quyết tâm làm việc, nói là làm" chắc chắn sẽ tiếp tục ghi dấu trên hành trình hoạt động trong phong trào quyền LGBT.
Chàng trai chuyển giới: 'Cả nhà nghĩ tôi đua đòi nên mới yêu con gái'
Sau lần bị mẹ phát hiện đoạn tin nhắn hỏi mua hormone nam, Bảo Quân quyết định công khai giới tính. Thế nhưng, cả gia ... |
Chàng trai chuyển giới thành công nhất Việt Nam ‘sẵn sàng liều để là chính mình’
Khi đặt mình vào vị trí nhiều người chuyển giới nam không có điều kiện sang Thái Lan, Bill Lê, chàng trai chuyển giới thành ... |