Ảnh: NHK World
Theo NHK World, tại Newyork (Mỹ) ngày 26/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức quyết định ngừng phân loại người chuyển giới là người mắc bệnh tâm thần.
Các quốc gia thành viên của WHO đã thông qua bản hiệu chỉnh của danh sách Phân loại Quốc tế về Bệnh tật trong một hội nghị thường niên tại Geneva vào thứ bảy. Đây là bản cập nhật đầu tiên của danh sách về bệnh tật trong 29 năm qua.
Theo bản hiệu chỉnh, rối loạn giới tính giờ đây được mô tả là "không phù hợp về giới tính", và hiện tượng này đã được rút khỏi danh sách các loại bệnh tâm thần.
WHO cho biết quyền của mọi người để được tiếp nhận các dịch vụ y tế, ví dụ như phẫu thuật để trở nên vô sinh, cần được đảm bảo.
Một đại diện từ Đan Mạch hoan nghênh những thay đổi mới này, nói rằng đó là một bước tiến to lớn để cho phép mọi người có thể sống mà vẫn giữ được bản chất của mình.
Tổ chức WHO hi vọng rằng hành động này sẽ giúp loại bỏ sự phân biệt đối xử với người chuyển giới và thúc đẩy sự hiểu biết của công chúng về họ.
Ảnh: Nine
Theo Dailymail, thiếu niên chuyển giới Oliver Cuthbert đã giành được nhiều yêu mến khi cậu ấy bước lên sân khấu tại vòng Giấu mặt trong tập The Voice Úc phát sóng hôm chủ nhật.
Cậu bé 15 tuổi tiết lộ, cậu phải tập luyện lại giọng hát chỉ vài tháng trước khi thử giọng cho chương trình. Oliver tiết lộ đây không phải là lựa chọn để ngừng hát sau khi trải qua quá trình chuyển đổi.
"Nó thực sự đáng sợ", Oliver nói về những thay đổi khi tiêm testosterone. "Em biết rằng việc kích thích tố sẽ thay đổi giọng nói của em mãi mãi. Em đã nghe những câu chuyện và có những người bạn không thể hát sau khi tiêm hoóc-môn vì nó đã có một sự thay đổi lớn".
Ca sĩ trẻ tuổi đã xuất hiện trên sân khấu vào Chủ nhật để thể hiện giọng hát tuyệt vời của mình với phần tái hiện "Firestone" của Kygo và Conrad Sewell. Màn trình diễn xuất sắc đã khiến hai HLV Boy George và Delta Goodrem xoay ghế.
Ảnh: Nine
Thiếu niên Sydney xuất hiện trong chương trình cùng với cha mẹ, với gia đình để làm sáng tỏ cuộc hành trình của riêng họ. "Em luôn cảm thấy mình khác biệt với những đứa trẻ khác, mặc dù đó không phải là điều mà em có thể xác định được", Oliver nói.
"Chỉ cảm thấy hơi sai vị trí một chút. Nó rất khó để giải thích, nhưng em luôn biết rằng bên trong em là một chàng trai, ngay cả khi những người khác nghĩ em không phải. Em không thể tưởng tượng đến một tương lai mình là con gái".
Ảnh: Nine
Cậu đã quyết định chuyển đổi vào năm 14 tuổi. Oliver được ủng hộ bởi cha mẹ, những người luôn rộng mở lòng yêu thương đối với con trai của họ. "Khi Oliver công khai là người chuyển giới, là cha mẹ, bạn sẽ phải đối mặt với hai lựa chọn, thực sự bạn chỉ có thể chọn giữa việc ủng hộ và chối bỏ nó", cha của Oliver nói.
"Và bạn sẽ làm như thế nào? Chúng là những đứa con của bạn. Là người mà bạn yêu thương nên đương nhiên tôi chọn ủng hộ", ông kết luận.
Một nhà lập pháp Hồng Kông đã dần đầu các cuộc kêu gọi chống lại mạng lưới giao thông công cộng của thành phố vì đã hiển thị một quảng cáo có hình ảnh một cặp đồng giới.
"Vụ việc cho thấy phong trào đòi quyền ủng hộ đồng tính nam ở Hồng Kông đã tạo ra hiệu ứng đáng sợ" Priscilla Leung nói hôm Chủ nhật, theo South China Morning Post.
Một quảng cáo cho hãng hàng không Cathay Pacific đã truyền tải hình ảnh hai người đàn ông nắm tay nhau trên một bãi biển đã được chiếu trên tàu điện ngầm (MTR) của thành phố vào cuối tuần qua.
Quảng cáo đồng giới trên tàu điện ngầm của Hồng Kông bị cấm (Ảnh: Facebook)
MTR đã quay đầu sau khi quảng cáo bị cấm vì cho là "xúc phạm" "công khai". "Quảng cáo rất gây tranh cãi và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em", Leung nói trong cuộc họp báo cùng với hơn 16 nhóm chống LGBT.
Leung cho biết cô sẽ sử dụng vị trí của mình trong Hội đồng Lập pháp của thành phố để kháng cáo quyết định này. Cô đã đại diện cho quận Cửu Long từ năm 2008.
Nhà vận động chống LGBTI khét tiếng Roger Wong Wai cũng chống lại luật chống phân biệt đối xử được chờ đợi của thành phố. Ông muốn nó có thể kết thúc trong một "Phong trào độc quyền ủng hộ đồng tính nam", theo South China Morning Post.
Xã hội của người Trung rất chú trọng đến các gia đình dị tính và không có biện pháp bảo vệ chống phân biệt đối xử hợp pháp. Hồng Kông không công nhận hôn nhân đồng giới và thành phố chỉ hợp pháp hóa quan hệ đồng tính vào năm 1991.
Hơn nữa, nhiều công dân LGBTI không công khai với gia đình và đồng nghiệp của họ. Tuy nhiên, vào tháng 7 năm ngoái, cộng đồng LGBTI của Hồng Kông có lý do để ăn mừng. Tòa án phúc thẩm cuối cùng phán quyết Cục quản lí xuất nhập cảnh phải công nhận hôn nhân đồng giới ở nước ngoài khi cấp thị thực cho người vợ hoặc chồng.
Ngoài ra, đầu năm nay, hai người đồng tính nam đã giành được quyền thách thức luật cấm kết hôn đồng giới.
LGBT 07:23 | 14/06/2019
LGBT 17:33 | 11/06/2019
LGBT 07:42 | 11/06/2019
LGBT 18:23 | 10/06/2019
LGBT 18:00 | 06/06/2019
LGBT 16:01 | 05/06/2019
LGBT 14:31 | 05/06/2019
LGBT 16:28 | 04/06/2019