Chợ đồ cổ có một không hai ở Sài Gòn

Khu chợ đồ cổ tại sân vườn quán cà phê Cao Minh tập trung nhiều món đồ cổ đặc biệt, từ chiếc máy ảnh hình chữ nhật hiệu Minolta cho đến chiếc kính râm cũ, đồng hồ đeo tay phong cách một thời, hay cả những tấm ảnh đen trắng được lấy từ một cuốn album ảnh của gia đình.

Một chồng sách và tạp chí cũ đã sờn cong mép, những cuốn sách ghi chép bài hát, những bản đồ cũ, tất cả những món đồ cũ kĩ được gói ghém cẩn thận trong một chiếc ba lô màu xanh bộ đội cũ, đang trên đường hướng đến con hẻm 255/47 Nơ Trang Long thuộc quận Bình Thạnh. Điểm đến của chiếc ba lô là một quán cà phê sân vườn với không gian thoáng mát, không chỉ là nơi người ta nhâm nhi tách cà phê và nghe nhạc, mà còn là một địa điểm đặc biệt dành cho những người yêu thích những món đồ đến từ quá khứ.

cho do co co mot khong hai o sai gon
Trở về quá khứ với chợ đồ cổ có một không hai tại Sài Gòn (Ảnh: Brendon Coleman).

Chủ nhân của chiếc ba lô là một trong những người bán hàng quen thuộc của chợ đồ cổ nằm ngay giữa lòng Sài Gòn. Trong phiên chợ lần này, anh mang đến một bộ sưu tập các bản nhạc phổ, một vài tấm bản đồ quân sự cũ và tờ tạp chí nổi tiếng một thời của tác giả, biên tập và nhà thơ Nguyễn Vỹ. Cũng giống như nhiều người bán hàng rong khác, anh không tiết lộ nguồn gốc của những món hàng này. Từ giấy báo, tạp chí và nhiều món đồ bằng giấy khác, gian hàng của anh thay đổi đều đặn, tùy theo những gì anh tìm được.

Ngoài gian hàng nhỏ của người bán rong nói trên, khu chợ tập trung nhiều món đồ cổ đặc biệt, từ chiếc máy ảnh hình chữ nhật hiệu Minolta cho đến chiếc kính râm cũ, đồng hồ đeo tay phong cách một thời, hay cả những tấm ảnh đen trắng được lấy từ một cuốn album ảnh của gia đình.

cho do co co mot khong hai o sai gon
Một tấm bản đồ cũ được bày bán tại chợ (Ảnh: Brendon Coleman).

Theo anh Đoàn Văn Linh Sơn, quản lý quán cà phê Cao Minh, khu chợ đã hoạt động được 8 năm nhưng không thường xuyên. Lần tái họp chợ gần đây nhất là từ năm 2012. Cứ vào chủ nhật hàng tuần, từ 6 giờ sáng đến 2 giờ chiều, nhiều người bán rong đến mở quầy trong khuôn viên sân vườn của quán để chào đón khách

Trước đây chợ không có quá nhiều khách, nhưng kể từ khi được báo chí quan tâm, nơi đây trở nên tấp nập hơn bao giờ hết với nhiều người dân Sài Gòn từ già đến trẻ ghé qua và tìm mua nhiều vật dụng cũ có từ thập niên 60 tới những năm 90.

cho do co co mot khong hai o sai gon
Người người tấp nập qua lại để tìm đồ và mua sắm tại chợ đồ cổ (Ảnh: Brendon Coleman).

Tính đến nay chợ đồ cổ tại Cao Minh đã có khoảng 70 người bán hàng tập trung vào mỗi Chủ Nhật. Theo ước chừng của anh Sơn, khu chợ thường đông đúc nhất từ 8 giờ sáng đến 12 giờ chưa. Thay vì gọi đây là chợ đồ cổ, ông chủ của quán Cao Minh lại hay dùng cái tên "chợ ve chai" hơn, vì nó gần nghĩa hơn với những món đồ cũ đã được lùng kiếm và bày bán tại đây. Với người chủ quán, chợ nhỏ cũng gợi nhớ cho anh nhiều ký ức tuổi thơ. Anh luôn tìm thấy nhiều điều quen thuộc mỗi khi bắt gặp những món trang sức cũ, chiếc điện thoại cổ với bàn phím xoay vòng hay vào ba tờ giấy còn lại của tờ báo Đổi Mới. Đây cũng là lý do chính đằng sau sự ra đời của chợ Cao Minh: để bảo tồn lại quá khứ và mang lại những điều xưa cũ đến với người dân Sài Gòn.

cho do co co mot khong hai o sai gon
Có rất nhiều mặt hàng khác nhau được bày bán (Ảnh: Brendon Coleman).

Bên cạnh nhiều món đồ của Việt Nam, nằm trong góc chợ cũng có một gian hàng bày bán những đồ cổ nước ngoài. Chủ nhân của gian hàng là cặp đôi Tam Linh và Jon, mới xuất hiện tại Cao Minh được 8 tuần và đã mang đến một bộ sưu tập đồng hồ, lọ hoa cùng những món đồ trang trí khác từ Pháp. Jon cho hay điều thú vị nhất tại khu chợ là sự ghé thăm của rất nhiều khách hàng trẻ. "Những người trẻ cũng rất hào hứng với các món hàng giống như người lớn tuổi hơn vậy", anh chủ của gian hàng chia sẻ.

cho do co co mot khong hai o sai gon
Nhiều món đồ bày bán có từ các thập niên 60, 70 của thế kỷ trước (Ảnh: Brendon Coleman).

Rộn rã và nhộn nhịp vào buổi sáng, đến trưa khu chợ dần vãn hẳn khi những người bán hàng rong chuẩn bị gói đồ ra về. Thay vào đó là một dãy bàn ăn nhỏ xuất hiện, một chiếc xe bán hàng ăn có mặt tại cửa chính dần đông khách với món cơm tấm. Cũng nhờ vậy mà những vị khách ghé chợ có thể dùng bữa ngay tại đó, thỏa mãn cơn đói và một chút mệt mỏi nhưng sẽ không nguôi phần háo hức sau một buổi sáng đi lùng đồ cổ tại khu chợ ve chai đặc biệt này.

cho do co co mot khong hai o sai gon
Đường đến với chợ đồ cổ Cao Minh.

Lam Anh (dịch)

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.