Chủ động phòng tránh và xử trí kịp thời khi bị rắn cắn

Mùa hè là thời điểm loài rắn sinh sôi, phát triển mạnh nhất trong năm. Đặc biệt, rắn lục đuôi đỏ là loại rắn độc khi cắn người có thể gây tử vong. Khi bị rắn cắn, nếu không được sơ cứu kịp thời và đúng cách thì bệnh nhân rất dễ bị nhiễm trùng, hoại tử vị trí bị cắn, nguy hiểm hơn là tử vong do bị nhiễm độc.
 
nhung cach phong tranh va xu tri khi bi ran can Làm rõ nguyên nhân một phụ nữ tử vong ở phòng khám tư
nhung cach phong tranh va xu tri khi bi ran can Rắn lục đuôi đỏ bò vào nhà cắn bé gái 7 tuổi suýt mất mạng
nhung cach phong tranh va xu tri khi bi ran can
Rắn lục đuôi đỏ, loài rắn độc cắn chết người phổ biến tại Việt Nam. (Ảnh: buscasignific)

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm toàn cầu có khoảng 2.000 người thiệt mạng trong tổng số 3 triệu người bị rắn độc cắn. Tại Mỹ có khoảng 6.000 – 8.000 người bị rắn cắn mỗi năm. Trong đó, tỉ lệ tử vong do rắn hổ cắn là 9% và do rắn lục cắn là 0,2% .

Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 30.000 người bị rắn cắn và số nạn nhân tử vong là khoảng 200 – 300 người.


Nhận biết rắn độc và rắn thường

Bác sĩ Trần Văn Hoàng, Phó giám đốc Trung tâm Nuôi trồng, nghiên cứu chế biến dược liệu Quân khu 9 cho biết: "Có thể nhận biết rắn độc và rắn không độc thông qua dấu răng, tình trạng phù nề và màu sắc vùng da bị cắn. Rắn độc có hai tuyến nọc và răng độc cho nên khi cắn thường để lại 2 dấu răng trên vết cắn. Còn rắn thường thì không có tuyến nọc và chỉ có răng hàm, nên sau khi cắn sẽ thấy vết cắn có hình vòng cung và các dấu răng đều nhau."

nhung cach phong tranh va xu tri khi bi ran can
Cách nhận biết vết cắn của rắn thường và rắn độc.

Sau khi bị rắn cắn, nếu nạn nhân có các dấu hiệu như trào đờm, mờ mắt, chảy máu tại chỗ, cứng miệng, sưng nề, nôn ra máu… thì 90% là đã bị nhiễm nọc độc của rắn, cần sơ cứu và đưa tới bệnh viện ngay.

Nếu vết thương lành, có dấu tích của rắn thường, phản ứng tại chỗ không nhiều, không có dấu hiệu toàn thân thì cũng cần vệ sinh sạch sẽ vết cắn và nên đi kiểm tra để tránh tình trạng nhiễm trùng, biến chứng.

Theo GS.TS Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội động vật học: “Việt Nam là nơi cư ngụ của hơn 200 loài rắn, trong đó có tới 53 loài rắn độc có thể cắn chết người như rắn hổ mang chúa, rắn cạp nong, rắn lục đuôi đỏ…”.

Khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm là lúc có nhiều bệnh nhân nhập viện do bị rắn cắn nhiều nhất, bởi đây chính là thời điểm rắn sinh sôi, phát triển. Khi bị rắn cắn, đặc biệt là rắn độc, nếu không được sơ cứu kịp thời thì sẽ nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân.


Những cách phòng ngừa rắn cắn

Theo Thạc sĩ. BS Nguyễn Trung Nguyên, hiện công tác tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội): “Việc điều trị rắn độc cắn phải kéo dài nhiều ngày và cũng khá tốn kém. Trung bình từ 300 – 500 triệu đồng/ ca”. Đây không phải là con số nhỏ đối với người nghèo. Vì thế, ngoài việc tham gia Bảo hiểm y tế để được hỗ trợ 80% chi phí thì tất cả mọi người cần phải chủ động đề phòng rắn cắn bằng cách:

- Cảnh giác với tất cả các loại rắn sau những cơn mưa, lũ, mùa thu hoạch và ban đêm.

- Sử dụng đèn khi đi ra ngoài lúc trời tối.

- Nên đi ủng, mặc quần, áo dài tay và đội mũ rộng vành khi đi trong vườn cây, rừng, khu vực nhiều cỏ rậm rạp.

- Không nằm ngủ trực tiếp trên nền đất. Hạn chế đến gần các đống gạch, bụi rậm, bãi rác, nơi nhiều chuột, tổ mối…

- Tránh xa rắn càng xa càng tốt, không chọc, đập, đuổi đánh rắn vào khu vực khép kín.

- Không để trẻ em chơi ở gần khu vực nghi có rắn.

- Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa. Trong nhà nên trồng một số loại cây như: sả, hoa lan tỏi, cây nén… để rắn không đến gần.

nhung cach phong tranh va xu tri khi bi ran can
Chi phí điều trị rắn độc cắn rất lớn, từ 300 - 500 triệu đồng/ ca. Vì thế mọi người cần chủ động phòng tránh để an toàn cho bản thân. (Ảnh: Thúy Anh)

Cách sơ cứu đúng cách khi bị rắn độc cắn

- Trước hết cần phải trấn an nạn nhân và không để nạn nhân đi lại, cử động. Tốt nhất nên bất động tay, chân bị rắn cắn bằng nẹp. Vì nếu cử động thì nọc độc sẽ xâm nhập vào tim nhanh hơn.

- Đồng thời cần nới lỏng quần áo của nạn nhân, tháo bỏ vòng, nhẫn ở tay, chân bị rắn cắn để tránh tình trạng phù nề, sưng tức.

- Nếu bị nhóm rắn hổ cắn thì cần nhanh chóng buộc ở phía trên vết cắn từ 3 – 5 cm để làm chậm sự xuất hiện của triệu chứng liệt. Thông thường, nạn nhân bị rắn hổ cắn sẽ tử vong sau 90 phút, vì thế cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.

nhung cach phong tranh va xu tri khi bi ran can
Khi bị rắn cắn cần rửa vết thương bằng nước muối sinh lý, sau đó băng bó cẩn thận rồi đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất. (Ảnh: vicare)

- Nếu bị nhóm rắn lục cắn thì tuyệt đối không garô, vì như thế bệnh nhân dễ bị hoại tử ở bộ phận có vết cắn hơn. (Ga-rô là biện pháp cầm máu tạm thời bằng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào đoạn chi, để làm ngừng lưu thông máu từ phía trên xuống phía dưới của chi.)

- Rửa vết cắn bằng nước muối sinh lý, sau đó băng bó như những vết thương thông thường để tránh tình trạng nhiễm trùng.

- Nhanh chóng đưa nạn nhân đến các bệnh viện gần nhất để được truyền huyết thanh kịp thời. Vì huyết thanh có khả năng kháng lại nọc rắn rất tốt trong 4 giờ đầu.

- Khi bị rắn cắn, dù là rắn thường thì cũng nên đi kiểm tra và theo dõi vết thương trong 12 giờ đầu tiên.

nhung cach phong tranh va xu tri khi bi ran can

Tuyệt đối không áp dụng những cách sau

Garô: Vì sẽ làm tắc hoàn toàn động mạch, gây đau đớn cho nạn nhân. Nếu thực hiện dưới 40 phút thì có thể chấp nhận được, còn thời gian lâu hơn thì rất có thể nạn nhân bị rắn cắn sẽ phải cắt bỏ chi vì bị hoại tử. Ngoài ra, sau khi đến bệnh viện, các bác sĩ sẽ tháo garô và lúc này máu và chất độc sẽ ùa về tim một cách nhanh hơn, đe dọa trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân.

nhung cach phong tranh va xu tri khi bi ran can
Những cách sơ cứu như garô, chườm đá, trích rạch vết thương đều là phản khoa học. (Ảnh: T.M)

Trích, rạch vết cắn: Các nhà khoa học cho biết rằng việc trích, rạch vết thương sẽ không có lợi cho bệnh nhân, ngược lại còn làm tổn thương nhiều hơn. Cách xử lý này thậm chí còn làm đứt mạch máu, dây thần kinh hoặc dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nặng.

Chườm đá: Việc chườm đá có thể gây hại cho nạn nhân bị rắn độc cắn, điều này đã được khoa học chứng minh. Việc sử dụng các loại thuốc dân gian, thuốc lá cũng không thực sự đảm bảo sẽ mang lại hiệu quả, an toàn cho người bệnh.

chọn
Cập nhật KQKD quý I: Lợi nhuận loạt ông lớn giảm sâu
Bên cạnh nhiều đơn vị báo lãi đột biến thì cũng có nhiều doanh nghiệp lớn như Vinhomes, Masan, REE báo lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ (lợi nhuận ròng) giảm sâu quý đầu năm.