Chuyện gì đang xảy ra ở Trung Quốc?

Việc nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang giảm nhịp độ tăng trưởng có thể gây ra những ảnh hưởng sâu rộng tới toàn bộ nền kinh tế thế giới.

BBC News đánh giá, Trung Quốc đã trở thành động lực tăng trưởng chính của kinh tế thế giới khi các nước phát triển vẫn đang trong quá trình phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Giờ đây, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới lại đang có tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong khoảng gần ba thập kỉ trở lại đây.

_108923318_gettyimages-1161581148-1

Nguyên nhân chủ yếu làm cản trở sự mở rộng của nền kinh tế Trung Quốc là các vấn đề trong nước, chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ và dịch tả lợn châu Phi.

Cách đây không lâu, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã cho biết chính phủ nước này sẽ không để tình trạng ấy kéo dài, và tốc độ phát triển của GDP sẽ phải tăng từ 6% trở lên. "Sự chậm lại ở Trung Quốc đang có những tác động đáng kể", Tommy Wu, chuyên gia kinh tế cao cấp châu Á tại Oxford Economics, nói.

"Sự suy yếu trong nền kinh tế trong nước, môi trường bên ngoài không thuận lợi, đặc biệt là những xung đột về thương mại với Mỹ, đều có vai trò trong sự chậm lại của Trung Quốc".

Với tầm quan trọng với nền kinh tế toàn cầu, bất kì sự đi xuống nào trong phát triển kinh tế của Trung Quốc đều có thể tạo ra những hậu quả sâu rộng.

Gary Hufbauer, thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, ước tính rằng tăng trưởng của Trung Quốc giảm 1% có thể sẽ lấy đi 0,2 điểm phần trăm so của tăng trưởng toàn cầu.

Chuyện gì đang xảy ra ở Trung Quốc?

BBC nhận định: "Các dữ liệu chính thức đang vẽ ra một bức tranh triển vọng ngày càng u ám của xứ tỉ dân".

Sản lượng công nghiệp của quốc gia đông dân nhất thế giới ghi nhận trong tháng 8 vừa qua tăng trưởng với tốc độ thấp nhất trong khoảng 17 năm. Doanh số bán lẻ, tuy không được nêu cụ thể, nhưng cũng đi xuống một cách rõ rệt.

_108961453_chinaindustrialoutput-nc

Công nghiệp Trung Quốc giảm mạnh xuống mức 4,4% tính đến 8 tháng đầu năm nay. (Ảnh: BBC).

Xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm 1% trong tháng 8 so với một năm trước đó. Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ giảm mạnh 16%. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy tranh chấp với Mỹ đang làm tổn thương thương mại song phương.

Tuy nhiên, nếu xét theo góc độ lạc quan, dù chưa thực sự hồi phục, song tốc độ giảm của chỉ số tăng trưởng kinh tế đã chậm dần lại.

Nhưng trong khi tăng trưởng giảm xuống từ mức hai con số vào giữa những năm 2000, thì sự chậm lại gần đây đã tương đối giảm dần.

Nền kinh tế Trung Quốc tăng 6,2% so với cùng kỳ trong quý II, giảm từ 6,4% trong ba tháng đầu năm và từ 6,6% vào năm 2018.

Frederic Neumann, đồng giám đốc nghiên cứu kinh tế châu Á tại HSBC cho biết: "Tăng trưởng của Trung Quốc không phải hoàn toàn rơi xuống một vách đá".

"Trái lại, vẫn còn nhiều khả năng tăng trưởng," ông Neumann nói thêm, ám chỉ xây dựng nhà ở và chi tiêu trong lĩnh vực dịch vụ.

Làm thế nào hiệu quả để kích thích được?

Chính phủ Trung Quốc đã tìm cách hỗ trợ nền kinh tế trong năm nay thông qua cắt giảm thuế, và bằng các biện pháp để tăng thanh khoản trong hệ thống tài chính.

Nhưng ông Neumann cho rằng thời gian này, chính phủ vẫn "khá thận trọng" trong việc cung cấp tín dụng cho các công ty hay cá nhân, và thận trọng cả trong quản lí kích thích kinh tế.

_108957108_gettyimages-1161457847

Chính phủ Trung Quốc thận trọng trong việc hạn chế các động thái kích thích kinh tế. (Ảnh: BBC).

"Đó là bởi vì chính phủ Trung Quốc tin rằng cần hạn chế rủi ro trong hệ thống tài chính của mình và hạ nhiệt sự tăng trưởng tín dụng nhanh chóng trong những năm gần đây", ông nói thêm.

Ông cũng nhận định: "Chính quyền Trung Quốc không thực sự có dấu hiệu dao động hay nao núng".

Các nhà phân tích cho rằng, chi tiêu cơ sở hạ tầng tại quốc gia này trong những năm qua là khá nhiều, với mục đích để kích thích nền kinh tế. Chính vì vậy, nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ có những giới hạn để giảm bớt điều này.

"Thay vào đó, họ đã chọn cách cắt giảm thuế, biện pháp có xu hướng kém hiệu quả hơn trong việc thúc đẩy tăng trưởng, so với chi tiêu cơ sở hạ tầng, ông Wu nói.

Ông Wu kì vọng Bắc Kinh sẽ làm nhiều hơn để kích thích nền kinh tế trong tương lai - cả thông qua chính sách tài khóa và tiền tệ. Song chuyên gia này cũng lo lắng và hoài nghi rằng, điều này sẽ không đủ.

"Chúng tôi hi vọng sẽ có nhiều hơn để giúp ổn định tăng trưởng vào năm tới. Nhưng rủi ro chính là các nhà chức trách không đẩy mạnh hỗ trợ chính sách đủ để ổn định tăng trưởng".

Về vấn đề chiến tranh thương mại, "những tác động từ thuế quan của Mỹ phần nào đã được bù đắp bởi chính sách đồng nhân dân tệ yếu", theo Julian Evans-Pritchard làm việc tại Capital Economics. Ông cũng cho rằng, Trung Quốc cũng đang tìm cách xuất khẩu hàng vào Mỹ thông qua các nước châu Á.

Chuyên gia này cho biết, thị phần xuất khẩu toàn cầu của Trung Quốc đang thực sự tăng trưởng trong những năm qua.

_108961389_chinaexpdestinations-nc

Xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc giảm tại Mỹ nhưng tăng tại các thị trường khác. (Ảnh: BBC).

Trong khi đó, các doanh nghiệp phương Tây càng ngày càng khó điều hướng sản xuất. "Một số công ty đã chuyển dịch dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc, mặc dù con số không đủ lớn để hiển thị trong dữ liệu kinh tế, ông Evans-Pritchard nói.

"Các mức thuế này càng tồn tại lâu, sự 'ra đi' này càng kéo dài, cơ hội cho chúng ta thấy nhiều công ty rời Trung Quốc càng cao, và điều đó cũng khiến quốc gia này trở thành một nơi kém hấp dẫn để đầu tư vào", ông nói.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.