Trung Quốc đối mặt với thất nghiệp khi hàng loạt công ty lớn tháo chạy tìm thị trường mới

Đất nước đông dân nhất thế giới đang đón nhận sức ép lớn về "ổn định việc làm" trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại và cuộc chiến thương mại với Mỹ vẫn chưa có hồi kết.

Cơ quan kế hoạch kinh tế của Trung Quốc cho biết việc nền kinh tế trì trệ và chiến tranh thương mại với Mỹ đang tấn công thị trường việc làm của đất nước.

Chính quyền Bắc Kinh luôn đưa ra những lập luận rằng tình hình việc làm của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới được đánh giá là "ổn đinh", khi trích dẫn các chỉ số chính thức mà Bộ Lao động và Cơ quan thống kê biên soạn.

Tuy nhiên, những số liệu này lại không phản ánh đầy đủ và chính xác tình trạng thất nghiệp, đặc biệt là số lượng lao động nhập cư.

Theo dữ liệu mà Cục Thống kê Quốc gia công bố vào hôm thứ Hai, tỉ lệ thất nghiệp tại khu vực thành thị tại Trung Quốc là 5,2% (tính đến hết 8 tháng đầu năm 2019). Con số này thấp hơn 0,1 điểm so với hồi cuối tháng 7 và thấp hơn tỉ lệ mục tiêu 5,5% mà chính phủ nước này đặt ra.

b7922dcc-d9e7-11e9-80eb-3aa57b6d2433_image_hires_172856

Đất nước đông dân nhất thế giới đang đối mặt với bài toán ổn định thị trường việc làm trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, và cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ chưa có điểm dừng. (Ảnh: Xinhua/SCMP).

Meng Wei, phát ngôn viên của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) tỏ ra bi quan về tình trạng này: "Chúng tôi nhận thấy rằng do các xung đột về thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, cũng như khả năng tăng trưởng kinh tế quốc gia đang chậm lại khiến cho việc tái cơ cấu nhân sự ngày một gia tăng. Nhu cầu tuyển dụng của một số ngành đang trên đà giảm".

Tuy vậy, chính Meng Wei lại cho biết khoảng 11 tỉnh tại Trung Quốc (trong đó bao gồm cả tỉnh Quảng Đông - trung tâm sản xuất của Trung Quốc) đang rất thiếu nhân sự và cần tuyển dụng, lượng việc làm còn dư thừa để đáp ứng cho những người đang có nhu cầu ứng tuyển.

Chính quyền Bắc Kinh đang coi việc ổn định lại thị trường lao động là ưu tiên hàng đầu, những nhà lãnh đạo xứ tỉ dân cũng đã đưa ra một loạt các chính sách để hỗ trợ việc làm, trong đó đặc biệt quan tâm tới việc hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân nhỏ, khu vực tạo ra hầu hết các công việc cho đô thị.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố các chính sách thuế quan mà ông hướng tới Trung Quốc sẽ gây tổn hại nặng nề tới việc làm tại đất nước này.

"Trung Quốc đã mất khoảng 3 triệu việc làm. Hàng nghìn công ty quốc tế đang rời bỏ Trung Quốc. Chuỗi cung ứng mà họ gây dựng đã sụp đổ, chỉ vì họ không thể trả thuế", người đứng đầu Nhà Trắng phát biểu hồi tuần trước tại một cuộc đại hội ở Bắc Carolina.

Phía Bắc Kinh phủ nhận cáo buộc này. Tuy nhiên, lời khẳng định của Tổng thống Trump có vẻ như có căn cứ. 

China International Capital Corporation - Ngân hàng đầu tư hàng đầu tại Trung Quốc, công bố báo cáo tháng 7 của mình và chỉ ra, ngành công nghiệp của Trung Quốc đã phải cắt giảm khoảng 5 triệu nhân sự hồi năm ngoái, trong đó có khoảng từ 1,8 đến 1,9 triệu việc làm bị mất do tác động của chiến tranh thương mại.

Tình hình việc làm đặc biệt cần ổn định tại nền kinh tế lớn nhất châu Á trong thời gian tới, khi sinh viên ra trường năm nay được ghi nhận với con số kỉ lục, với khoảng 8,4 triệu cử nhân sẽ tốt nghiệp.

Bà Meng Wei cũng nói thêm rằng có khoảng 68,3% (hơn hai phần ba) số sinh viên tốt nghiệp trên sẽ có việc làm. Tỉ lệ này tương đương với những chỉ số của năm ngoái.

chọn
Điều gì đang diễn ra trên thị trường BĐS công nghiệp?
Viện Kinh tế Xây dựng đánh giá Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư BĐS công nghiệp ngoại, giá thuê đất bình quân và giá thuê nhà xưởng, kho bãi trong quý I đã tăng 2-3% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo quý II, nhu cầu thuê và tỷ lệ lấp đầy tại các KCN có thể tăng nhẹ.