Chuyên gia giao thông: BRT muốn hút khách cần phải định hướng dư luận

Ngoài tăng kết nối hành khách đến tuyến buýt nhanh BRT, chuyên gia giao thông cho rằng vấn đề quan trọng để hút khách là truyền thông.
chuyen gia giao thong brt muon hut khach can phai dinh huong du luan Đường sắt Cát Linh - Hà Đông có ảnh hưởng buýt nhanh BRT?
chuyen gia giao thong brt muon hut khach can phai dinh huong du luan Buýt nhanh BRT không có lỗi, lỗi ở tầm nhìn?
chuyen gia giao thong brt muon hut khach can phai dinh huong du luan
Ngoài tăng kết nối hành khách đến tuyến buýt nhanh BRT, chuyên gia giao thông cho rằng vấn đề quan trọng để hút khách là truyền thông. Ảnh: Di Linh

Thêm kết nối, tăng truyền thông

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng Hà Nội Nguyễn Trọng Thông cho rằng, một trong những vấn đề khó của tuyến buýt nhanh BRT 01 hiện nay là truyền thông.

"Chúng ta phải định hướng dư luận và phải ủng hộ cho giao thông công cộng để hướng tới kéo giảm ùn tắc giao thông. Đừng cứ mang vận tải cá nhân và sự tùy tiện của các phương tiện khác ra so sánh khi buýt nhanh chưa phát triển đủ mạng, tuyến", ông Nguyễn Trọng Thông nêu quan điểm.

Theo TS Phan Lê Bình, tuyến BRT và buýt thường đều có kết nối nên có thể chuyển đổi qua hành khách qua lại. "Trục Lê Văn Lương - Tố Hữu mật độ đô thị đang phát triển nhanh nên BRT sẽ tiếp tục tăng khách", ông Bình nói.

TS Phan Lê Bình cũng gợi ý những giải pháp giúp BRT hút khách như tăng cường truyền thông, thiết lập điểm trông xe gần nhà chờ buýt nhanh, ưu tiên đèn tín hiệu cho xe BRT đi qua (hiện BRT đang dừng chờ đèn đỏ như các phương tiện khác) và cấm triệt để phương tiện cá nhân khác đi vào làn BRT.

"Trong bài toán quy hoạch đô thị, khu tập trung dân cư phải được kết nối với vận tải công cộng. Chúng ta cần ưu tiên vận tải công cộng và người dân phải được kết nối tốt nhất", ông Khuất Việt Hùng nói.

chuyen gia giao thong brt muon hut khach can phai dinh huong du luan
Buýt nhanh BRT đang vấp phải nhiều ý kiến phản đối. Ảnh: Di Linh

Buýt nhanh, buýt thường có xung đột trên làn BRT?

Mới đây, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đề nghị thí điểm cho xe buýt thường chạy vào làn buýt nhanh BRT. Đây được coi là phương án giúp tăng năng lực vận tải của tuyến khi BRT hoạt động chưa hết công suất.

Tuy nhiên, ông Khuất Việt Hùng cho rằng, nếu cho buýt thường đi vào làn BRT trong giờ cao điểm (khi phương tiện hỗn hợp nhiều) thì việc ra vào làn để tiếp cận điểm dừng rất khó.

"Cho xe buýt thường vào làn buýt nhanh khó vì sẽ gây ảnh hưởng đến người tham gia giao thông. Phương án này làm giảm tính chuyên biệt, tăng thời gian chạy của BRT. Điều chúng ta cần làm là điều chỉnh mạng lưới buýt thường cho ít trùng lặp nhất với BRT để dồn khách cho tuyến này", TS Phan Lê Bình nói.

Trái ngược với 2 ý kiến trên, ông Nguyễn Trọng Thông ủng hộ phương án cho buýt thường đi vào làn buýt nhanh. "Ý tưởng trên là đúng nhưng nó gây bức xúc vì nhiều người đang quen giao thông hỗn hợp, không phân định làn", ông Thông cho biết.

Theo vị này, buýt nhanh chưa thể hiện đúng năng lực, chưa phát triển toàn mạng thì có thể cho buýt thường đi vào thay vì "chôn chân" với phương tiện khác khi ách tắc. "Buýt thường đi vào làn buýt nhanh, khi tiếp cận điểm dừng có thể tách làn sớm hơn", ông Nguyễn Trọng Thông nói.

"Thay vì nói hạn chế giao thông cá nhân, chúng ta nên nói là phát triển giao thông công cộng. Khi giao thông công cộng được ưu thì giao thông cá nhân sẽ tự bị hạn chế. Và người dân sẽ tự ý thức chuyển sang giao thông công cộng. Mọi người đang bức xúc khi BRT chiếm hẳn làn đường trong khi đường hẹp. Nhưng nếu đường đủ rộng mới làm BRT thì khi đó BRT không còn cần thiết. Vì khi đường rộng, không tắc thì sẽ không ai nghĩ đến việc chuyển sang giao thông công cộng", TS Phan Lê Bình nói.
chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.