Từ bỏ ngay những thói quen này nếu không muốn làn da ngày càng xấu xí | |
Đúc rút từ sai lầm của bản thân, cô gái ‘chỉ cách’ dưỡng da khoa học để có gương mặt rạng rỡ thanh xuân |
Cô gái trẻ Nguyễn Thu Hoài khiến người khác ngay lập tức chú ý khi trò chuyện bởi Hoài có làn da mịn màng, khỏe khoắn ngay trong những ngày trời đông lạnh, khô hanh của Hà Nội.
Thu Hoài có làn da hỗn hợp thiên dầu, bị mụn nội tiết từ ngày dậy thì. Cũng như nhiều trường hợp khi bị mụn, Thu Hoài tìm tới bác sĩ da liễu, nghe người nọ người kia sử dụng mỹ phẩm, nhưng rồi vẫn chưa có phương thức nào có thể trị dứt điểm mụn. Sau nhiều lần điều trị nhưng da không cải thiện, Thu Hoài quyết định phải… tự mình cứu mình. Cô gái đọc nhiều hơn về khoa học làn da, về dinh dưỡng để hiểu cơ thể mình, từ đó hiểu da mình hơn và sống chung với nó tốt hơn.
Cô gái trẻ Nguyễn Thu Hoài khiến người khác ngay lập tức chú ý khi trò chuyện bởi Hoài có làn da mịn màng, khỏe khoắn. |
Trong những ngày đông lạnh, khi mọi người loay hoay với các sản phẩm làm mềm da, tránh cho da khô, nứt nẻ thì dễ nhận thấy, da Thu Hoài vẫn khỏe và mịn mướt. Cùng trò chuyện một chút với cô gái trẻ để có thêm kinh nghiệm cấp nước cho làn da giúp da duy trì được vẻ đẹp tươi tắn:
- Chào Thu Hoài, trước khi biết đến việc cấp nước đủ cho da, da bạn thường gặp những vấn đề gì?
Mụn nội tiết, mụn ẩn, thâm mụn, da thiếu nước (tất nhiên là có rồi), đổ dầu thường xuyên. Ban đầu mình nghĩ da dầu thì là da có dầu thôi, nhưng khi tự đặt những câu hỏi cho mình như là: tại sao da mình có dầu mà da người khác không có? Sao lúc thì da đổ nhiều dầu, lúc thì dầu lại ít? Da dầu mà sao cũng bị khô?
Xét trên khía cạnh cơ bản nhất, loại da là sự kết hợp giữa tỉ lệ nước và dầu. Trừ trường hợp da thường, ở trạng thái lý tưởng về dầu và nước, thì da có thiên hướng gì, sẽ bị thiếu yếu tố còn lại. Ví dụ như da dầu đổ dầu là vì lượng nước trong da thấp, dầu phải tiết bớt ra để có thể cân bằng lại với nước trên da. Vậy nên da thiếu nước là một dấu hiệu không tốt. Da dầu thiếu nước sẽ phải đổ nhiều dầu hơn, từ đó gây bít tắc lỗ chân lông sinh thêm mụn.
Khi da được cung cấp đủ nước, tuyến dầu sẽ không bị hoạt động “quá tải” nữa, từ đó ta ngăn được một nhân tố hình thành mụn. Tế bào trong da được cấp đủ nước sẽ hoạt động bình thường, từ đó cải thiện các vấn đề về da khác. Nhờ hiểu được nguyên lý này và uống nước đều đặn 1 năm nay, da mình cải thiện độ ẩm nhiều, giao mùa da không bị khô, bong tróc như bạn bè hay than.
- Bạn có thể giải thích cụ thể hơn về việc da bị mất nước?
Nước tồn tại trên da thông qua việc có mặt trong các tế bào da (skin cells), nằm trong các layer da. Mỗi layer được cấu tạo từ một/một số loại skin cells khác nhau, và tỉ lệ nước trong loại tế bào nào là cũng có, chỉ là % ít nhiều khác nhau. Vậy nên, da bị mất nước nhất định có vấn đề, vì thiếu nước toàn bộ các loại tế bào đó không thể ở trạng thái lý tưởng để mà hoạt động được.
Trước đây da Hoài thường bị mụn, cô đã tự tìm cách chăm sóc da bằng cách tìm hiểu kiến thức về da. |
- Theo bạn da được cấp nước bằng cách nào?
Khi skincare, chúng mình đều được bơm vào đầu các tips như là, phải uống thật nhiều nước này, rồi dùng cream dưỡng ẩm, hay bất cứ cái gì đó để bơm nước từ bên ngoài vào da, nhưng tại sao phải làm thế?
Từ bên trong, để nước đến được với da, nước phải đi quãng đường xa nhất. Ta tiếp nước từ trong cơ thể, sau đó nước sẽ đi qua các bộ phận khác trong cơ thể trước khi nó chạm tới “cơ quan” ngoài cùng là da. Bởi vậy nên khi tới được da, lượng nước được cung cấp cho da cũng không còn nhiều, nếu uống thiếu nước thì da chết khát luôn.
Từ bên ngoài, da có “uống nước” được không? Câu trả lời là rất ít. Các yếu tố tác động từ ngoài vào, hầu hết chỉ tác động đến tầng thượng bì. Tầng thượng bì được chia nhỏ thành 5 lớp: stratum corneum, stratum lucidum, stratum granulosum, stratum spinosum, stratum basale theo thứ tự từ trên xuống. Nước khi đi từ ngoài vào các tầng của da, chỉ vào được đến đáy stratum lucidum là cùng (tầng thứ 2), vì đến stratum granulosum (tầng thứ 3) đã là tầng chống thấm nước.
Việc này giúp “nội bất xuất, ngoại bất nhập” tức là nó cản nước từ ngoài vào, và cũng cản được một lượng lớn nước từ trong cơ thể bị thoát ra bên ngoài. Thế thì stratum corneum và stratum lucidum (2 tầng ngoài cùng của da) làm sao mà có nước? Vẫn có nước bơm từ trong cơ thể ra tế bào da nuôi, còn lại sẽ là nhiệm vụ của chất dưỡng ẩm tự nhiên trong da - Natural Moisurizing Factor (NMF). Bạn này có nhiệm vụ hút ẩm từ môi trường ngoài, và cung cấp nước cho 2 tầng ngoài.
Từ 2 nguyên lý trên, chúng mình cần nhớ những kết luận chính sau: + Nước được cấp từ trong ra ngoài hiệu quả hơn nhiều so với từ ngoài vào trong + Việc cấp nước từ ngoài vào trong chỉ là giải pháp chống cháy tạm thời (vì nó chỉ giữ được ở 2 sub-layers của tầng thượng bì).
- Bạn có thể chia sẻ cách phục hồi da mất nước ra sao?
Quan trọng nhất là uống đủ nước như mùa hè (80% thành công quyết định của của skincare là dinh dưỡng). Bạn cứ uống đủ 3 lít nước/ ngày trong khoảng 1 tháng trở lên, đảm bảo không phải than da khô nứt nẻ, hay môi nẻ nữa.
Tiếp đến bạn mới cần tìm hiểu thêm về cách cấp ẩm từ ngoài vào cho da (hydrator). Bơm nước vào bằng cách này hay cách khác rồi thì phải tìm cách mà giữ không cho nó bốc hơi đi, vậy là cần tìm hiểu thêm về thành phần giữ ẩm (moisturizer). Ở đây lại có thêm một cái myth nữa mà các chị em hay nhầm, về chất cấp ẩm, và chất giữ ẩm. Hiểu một cách nôm na, hydrator là thành phần chữa bệnh, còn moisturizer là thành phần phòng bệnh.
Một số chất cấp ẩm (hydrator) thông dụng: Hyaluronic Acid (HA), Sodium Hyaluronate, Allantoin, etc. Một số chất giữ ẩm (moisturizer) thông dụng: oils – olive oil, python oil (mỡ trăn); các chất humectants (glycerol, sorbitol, mannitol).
Làn da của Thu Hoài luôn mịn màng và căng mướt. |
- Ngoài việc dưỡng da và uống nước để cấp nước, cần thực hiện chế độ ăn uống và các biện pháp gì để làn da luôn căng mịn, khỏe mạnh?
“Ăn cho da tốt” là cách nuôi da chậm, mà chắc. Uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung nước từ nhiều nguồn khác nhau như rau, củ, quả; hạn chế nạp dầu mỡ, ăn các loại thịt động vật, hạn chế thức khuya, stress để hormone cơ thể được ổn định, từ đó nó mới không “biểu tình” lên da. Sau đó là phải hiểu da mình, hiểu được bản chất của các vấn đề trên da mình để tìm sản phẩm tác động từ bên ngoài cho đúng.
Cuối cùng thì phải kiên trì, vì chăm da là hành trình dài, cần tác động từ bên ngoài lẫn bên trong. Da cần ít nhất 90 ngày để hoàn tất một chu trình thay mới, và thời gian này còn tăng lên khi bắt đầu tới tuổi lão hoá; vậy nên bạn áp dụng phương pháp gì một vài ngày, hay một vài tuần mà chưa thấy kết quả thì đừng vội nản. Hãy coi da như người yêu, tức là chăm bẵm nó vì bạn thực lòng yêu nó.
- Cảm ơn bạn đã dành thời gian chia sẻ kiến thức chăm sóc da hữu ích.
Ăn gì khi bị bỏng để da mau lành và không để lại sẹo?
Muốn vết bỏng mau lành người bệnh phải có một chế độ ăn giàu năng lượng, nhất là giàu đạm và giàu vitamin C để ... |
Nghiên cứu tìm ra bí mật tạo nên làn da trẻ trung
Mới đây các nhà khoa học đã nghiên cứu ra vũ khí bí mật nhằm giữ gìn làn da trẻ trung theo thời gian. |
Lối sống 06:10 | 23/05/2019
Lối sống 06:47 | 26/03/2019
Lối sống 03:31 | 24/07/2018
Lối sống 08:06 | 12/07/2018
Lối sống 23:30 | 01/07/2018
Lối sống 06:13 | 28/06/2018
Lối sống 04:58 | 28/06/2018
Lối sống 05:11 | 21/06/2018