Cô giáo tiếng Anh chửi học viên là con lợn: 'Khi cả hai người đều ghê gớm...'

Vụ cô giáo Nguyễn Kim Tuyến - Trung tâm Tiếng Anh MST English mạt sát, xúc phạm học viên khi ví học viên với “lợn” đang gây “bão” trên mạng xã hội. 
co giao tieng anh chui hoc vien la con lon khi ca hai nguoi deu ghe gom Sở GD&ĐT Hà Nội: Trung tâm Tiếng Anh mà cô giáo so sánh học viên với lợn là hoạt động chui
co giao tieng anh chui hoc vien la con lon khi ca hai nguoi deu ghe gom Giám đốc Sở Giáo dục Hà Nội chỉ đạo làm rõ vụ cô giáo buông lời chợ búa, chửi học viên là con lợn
co giao tieng anh chui hoc vien la con lon khi ca hai nguoi deu ghe gom Họp hội đồng sư phạm đề xuất hình thức kỉ luật cô giáo đánh tím người học sinh lớp 1
co giao tieng anh chui hoc vien la con lon khi ca hai nguoi deu ghe gom Hiệu trưởng Trường Marie Curie: Muốn được tự chủ tuyển sinh, sẵn sàng chịu kỷ luật

LTS: Vụ cô giáo Nguyễn Kim Tuyến - Giám đốc chuyên môn Trung tâm Tiếng Anh MST English tại Hà Nội mạt sát, xúc phạm học viên trong giờ học, ví học viên với “lợn” đang gây “bão” trên mạng xã hội và báo chí. Song, chính trên mạng xã hội, cũng đang có những cách nhìn khác nhau về sự việc này. Là một người theo dõi sát sự việc này, nhà báo Chiến Văn đã chia sẻ về vấn đề này một cách đa chiều.

Câu chuyện buồn của ngành giáo dục

Dù nhìn ở góc độ nào đi chăng nữa, vẫn phải khẳng định rằng, đây tiếp tục là một chuyện buồn của ngành Giáo dục, vốn đã có quá nhiều những câu chuyện buồn trong thời gian gần đây. Vì dù sao, về danh xưng, cô Tuyến kia vẫn là một người “người thầy”, trong giờ lên lớp, cô vẫn phải chịu sự ràng buộc bởi những quy định thành văn hoặc bất thành văn dành cho quan hệ thầy - trò.

co giao tieng anh chui hoc vien la con lon khi ca hai nguoi deu ghe gom
Hình ảnh gây sốt cộng đồng mạng vì những lời nói tục tĩu của cả cô và trò ở trung tâm tiếng Anh. Ảnh cắt từ clip.

Chỉ khác với các thầy cô giáo nằm trong biên chế của ngành Giáo dục, cô chỉ giảng dạy cho một trung tâm ngoại ngữ, nên có thể sự ràng buộc về những quy chuẩn về phẩm chất, phong cách, đạo đức người thầy có khác đi đôi chút. Chính sự khác biệt ấy đã tạo cho cô một sự chủ quan rằng, đây là sân chơi riêng của cô, ai đến đây học phải tuân theo luật chơi ấy. Ở đó, cô là số một, là thứ nhất, là tối thượng?

Có lẽ, chính suy nghĩ ấy là mấu chốt của vấn đề. Thực ra, cách nghĩ của cô Tuyến không hẳn là sai. Trước sự phát triển ồ ạt của các trung tâm ngoại ngữ, việc cạnh tranh để tạo uy tín, xây dựng thương hiệu, thu hút được đông đảo học viên là điều không hề đơn giản. Ngoài đội ngũ giáo viên hùng hậu, cơ sở vật chất đầy đủ, tiện nghi, hiện đại, việc phải có những giáo viên cá tính, đề ra các quy định lớp học khác lạ, đặc biệt…là điều dễ hiểu, thậm chí là bắt buộc.

Vấn đề ở chỗ, sự khác lạ, đặc biệt ấy nó ở mức nào, có được đông đảo mọi người chấp nhận hay không, có đi quá giới hạn mà đạo đức xã hội hoặc ngành Giáo dục cho phép hay không mà thôi.

Quay trở lại diễn biến của sự việc mà chúng ta được xem qua đoạn clip, có thể thấy, lỗi ban đầu thuộc về cậu học viên kia. Theo như cô Tuyến nói thì đây không phải lần đầu nam học viên kia vi phạm nội quy của lớp học.

Cô Tuyến cho rằng, chính cái nội quy ấy là điểm khác biệt của cô với các lớp, các trung tâm khác, giúp chất lượng học tập của học viên được nâng lên. Cô nghĩ việc đưa ra quy định phạt tiền nếu học sinh mắc lỗi không phải để thu vén cho cá nhân mình, hay cho trung tâm, mà là để học viên phải “sợ” mà không dám vi phạm, chểnh mảng.

Cô cho rằng, cứ “đánh” vào kinh tế là học viên sẽ phải chấp hành, thay vì những hành vi tuyên truyền, động viên, hay…dụ dỗ như cách truyền thống mà nhiều nơi áp dụng. Học viên biết điều này từ trước, tự tay mình ký vào bản cam kết.

Vì vậy, việc họ vi phạm không phải là do không biết, hơn nữa, đây không phải là lần đầu tiên. Vậy nhưng khi bị giáo viên yêu cầu nộp phạt, học viên trên đã không chấp hành, ngược lại, còn tranh luận, sau đó quy chụp rằng cô “lừa đảo”.

Đây chính là câu nói khiến cô giáo hết sức bức xúc và không kìm chế được mình, từ đó, liên tục đưa ra các phát ngôn thiếu chuẩn mực, thậm chí phản văn hóa.

co giao tieng anh chui hoc vien la con lon khi ca hai nguoi deu ghe gom
Thông tin trên mạng xã hội về cô giáo Nguyễn Kim Tuyến là những từ khóa được tìm kiếm nhiều giờ qua. Ảnh chụp màn hình.

Như vậy, có thể thấy, nguyên nhân của sự việc bắt nguồn từ chính cậu học viên, người mà được đông đảo dư luận coi là “nạn nhân” kia. Nói cách khác, cậu không phải là người “oan” hoàn toàn. Nếu cậu ta không vi phạm, hoặc vui vẻ chấp nhận nộp phạt khi phạm quy thì chắc chắn sự việc đã không có diễn biến xấu đến thế. Nhìn kỹ đoạn clip, có thể thấy, khi cô giáo và học viên này đôi co, xúc phạm qua lại lẫn nhau, hầu hết các học viên đều im lặng, không ai lên tiếng.

Theo phản xạ đơn thuần của đám đông, nếu học viên kia hoàn toàn bị oan, hoặc cô giáo hoàn toàn xấu tính, chắc chắn sẽ có nhiều người đứng lên bênh vực cậu ấy. Họ im lặng, chắc hẳn không phải vì họ sợ cô giáo, bởi nhìn các thành viên trong lớp, đa số đều là những người lớn tuổi, trưởng thành, có bản lĩnh và chính kiến của mình.

Nhưng, nói vậy không có nghĩa là để bênh vực cô giáo “hổ báo” kia. Cậu học viên kia sai, nhưng chính cô giáo lại là người đẩy sự việc lên quá giới hạn cho phép, khiến sự việc từ bình thường trở thành dị biệt, ở mức không thể chấp nhận được. Được biết, cô giáo là người giỏi chuyên môn, được các lứa học viên đánh giá cao, và “tài”, thường hay đi cùng với “tật”.

Ở các lĩnh vực khác, cái sự “tài kèm tật” đó có thể được tặc lưỡi chấp nhận, nhưng trong lĩnh vực giáo dục, văn hóa, điều đó chắc chắn không bao giờ dư luận cho phép. Cô giáo ấy có thể không tốt nghiệp sư phạm, không có chứng chỉ nghiệp vụ, nhưng ở trên lớp, cô ta vẫn là người thầy, ở dưới, vẫn là học trò. Thầy - trò có mối quan hệ thiêng liêng, đã được hình thành từ xưa đến nay, trở thành truyền thống của dân tộc, với quan niệm “một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”.

Vậy, cô ta ứng xử như thế, phát ngôn như vậy, còn xứng đáng với đạo làm thầy hay không?

'Ông' cũng ghê, 'bà' cũng gớm

Có thể cô giáo ấy là người cá tính. Có thể cô ấy muốn tốt cho học viên nên chọn cách ứng xử ngay thẳng, khắt khe. Nhưng, việc cá tính, khắt khe, thẳng thắn nó khác hoàn toàn với việc cô ta xúc phạm, miệt thị học viên, nhất là khi học viên là người đã ở tuổi trưởng thành. Hành vi của cô giáo ấy đương nhiên không được chấp nhận ở bên ngoài xã hội, bởi ở đó, cô sẽ phạm vào tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.

co giao tieng anh chui hoc vien la con lon khi ca hai nguoi deu ghe gom
Trong câu chuyện này, 'ông' cũng ghê, 'bà' cũng gớm. Ảnh minh họa.

Nhưng ngay cả trong “sân chơi” của riêng cô, cô ta cũng không được phép cư xử như vậy. Nếu nghiêm khắc, cô có thể mời học viên kia ra ngoài, thanh lý hợp đồng, không nhận dạy đối tượng đã nhiều lần vi phạm nội quy, lại không thực hiện hình phạt, như vậy, có phải hay hơn nhiều không? Thật đáng tiếc, cô đã không chọn cách ấy, mà lại chọn lối cư xử mà người có học thức, văn hóa không nên sử dụng.

Và còn đáng tiếc hơn nữa, khi trả lời phỏng vấn của một tờ báo sau sự việc xảy ra, cô vẫn tỏ ra không hề ân hận, hối lỗi, cô vẫn cho rằng quan điểm, cách xử sự của mình là đúng, là tốt.

Rất có thể rồi sự việc này sẽ kết thúc trong lặng lẽ, khi dư luận lắng xuống, bởi, các chế tài để xử phạt trong trường hợp này không thật sự rõ ràng. Để đúc kết một câu, chỉ có thể nói rằng, đây đúng là điển hình của một cặp “ông cũng ghê mà bà cũng gớm”.

Và khi cả hai người đều ghê và gớm, thì, những gì mà họ nhận được từ dư luận xã hội, thiết nghĩ cũng quá đủ để họ tự nhìn lại mình và rút ra cho bản thân bài học về cách ứng xử văn minh, văn hóa, đúng đạo lý.

(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.)

co giao tieng anh chui hoc vien la con lon khi ca hai nguoi deu ghe gom Sở GD&ĐT Hà Nội: Trung tâm Tiếng Anh mà cô giáo so sánh học viên với lợn là hoạt động chui

Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, Trung tâm Tiếng Anh MST English - nơi cô Nguyễn Kim Tuyến chửi học viên là 'con lợn' ...

chọn
Đất Vũng Tàu: Nhiều người hỏi, ít người chốt
Tháng vừa qua, thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu đã đón nhiều nhà đầu tư đi tìm hiểu và khảo sát đất nền, căn hộ. Dù vậy, phần lớn chỉ dừng lại ở mức xem xét, hỏi thăm thông tin và ký gửi sản phẩm sang nhượng, số lượng giao dịch chốt thành công còn khiêm tốn.