Muốn thay đổi con, phải thay đổi mình | |
Mẹ dạy con những điều giản dị trong cuộc sống từ bữa ăn dặm mỗi ngày |
Quan điểm không dạy con về tiền, trong nhà không nói về chuyện tiền nong, lương bố mẹ bao nhiêu, để dành bao nhiêu, kinh tế gia đình như thế nào cũng không thể để con được biết. Vì thế hệ các cụ ngày xưa thường có quan điểm rằng, dạy con tiếp xúc sớm với đồng tiền trẻ sẽ sinh hư.
Dạy con tiêu tiên và kiếm tiền cũng là cách giáo dục nhân cách
Thế nhưng, các bậc cha mẹ thời nay lại khác. Nhiều cha mẹ vô cùng băn khoăn với câu hỏi, có nên dạy con tiêu tiền ngay từ nhỏ, con tiếp xúc với tiền ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển tính cách và tương lai của con. Tuy nhiên, trong cuộc sống, thiết nghĩ không nên cấm cản, mọi chuyện đều cần đến như một lẽ tự nhiên. Hằng ngày con tiếp xúc với những việc liên quan đến tiền, như mua đồ ăn, mua giày dép, cần có kế hoạch chi tiêu như thế nào ở từng độ tuổi cho hợp lý. Điều đó là vô cùng quan trọng.
Nhưng quan trọng hơn, là dạy con biết kiếm tiền một cách chính đáng, từ đó, con sẽ trân quý đồng tiền và quý trọng sức lao động của mình và của bố mẹ. Những đứa trẻ lớn lên như vậy chắc chắn sẽ nhanh chóng tự lập, tự chủ, không chỉ biết quản lý tài chính cá nhân mà còn có trách nhiệm hơn với bản thân và gia đình.
Dạy con tiêu tiên và kiếm tiền cũng là cách giáo dục nhân cách. |
Mỗi người đều có cách riêng để dạy con về… tiền
Mỗi người một quan điểm. Nếu đích đến khác nhau thì đường đi, phương pháp giáo dục cũng sẽ khác nhau. Vì thế, bạn muốn dạy con điều gì, muốn con hướng tới điều gì, sẽ có các phương pháp phù hợp.
Chị Đinh Dậu chia sẻ phương pháp “dự định” sẽ dạy con về tiền như sau: “Khi con bắt đầu biết nhận thức tầm 3 tuổi, mình sẽ mua 4 chú lợn: 1 là để mua đồ chơi, 2 là học tập, 3 là tiết kiệm, 4 là đầu tư. Mỗi ngày e sẽ cho con 50 nghìn. Đều đặn. Để con tự bỏ số tiền theo mong muốn của chính bản thân con. Nếu con muốn mua gì con sẽ tự mua số tiền trong lợn của con. Nếu chưa đủ thì tiết kiệm tiếp”.
Chị Đinh Dậu cho rằng: “Nhiều mẹ thường khuyến khích con lao động và sẽ trả tiền. Khi con lao động và nhận được tiền. Có thể giúp con nhận được giá trị của lao động. Nhưng một mặt khá tiêu cực là con có thể rơi vào tình trạng là khi tôi làm gì đó. Tôi phải nhận được gì đó. Điều đó có thể vô tình làm con hiểu nhầm ý nghĩa cho và nhận. Vì thế mình muốn con tự lập được. Biết quản lý chi tiêu cho chính nhu cầu của con hơn. Con sẽ tự biết cái gì cần thiết hơn”.
Nhiều mẹ thường khuyến khích con lao động và sẽ trả tiền. |
Chị Nguyễn Diệp lại có quan điểm khác: “Mình thì dùng chính bản thân làm tấm gương về tiêu tiền cho con. Có vài vấn đề thế này:
1. Không tiết kiệm thái quá. Mình rút kinh nghiệm từ bản thân mình, hồi bé gia đình không dư dả nên khi tiêu tiền sau này mình hay tặc tè nghĩa là nhiều khi không dám liều và mạnh dạn đầu tư. Nên mình cố gắng chi tiêu hợp lý cái gì cần không tiếc, không lấy tiết kiệm là hàng đầu mà nhấn mạnh chi tiêu hợp lý.
2. Mình dạy con sử dụng cái của mình, từ đồ dùng cho tới nhiều thứ không khuyến khích con mượn, hay xin,.. của người khác. Điều này giúp con không bị ham muốn quá với nhu cầu thật.
3. Mình không trả công cho con làm việc nhà nhưng trả công cho những việc không thuộc phận sự để con cố gắng và có thêm nguồn thu nho nhỏ nhét lợn. Ví dụ bạn lớp 6 tuổi đổ rác, dọn phòng, bạn nhỏ 4 tuổi dọn bàn ăn là việc bắt buộc giống như bố mẹ làm việc nhà vậy. Cuối tuần hai bạn cùng nhau lau nhà vốn là việc còn chưa được phân công thì mỗi đứa được 5 nghìn. (Tất cả những việc phục vụ cá nhân đương nhiên phải làm).
4. Tự cho con đi siêu thị mua hộ mẹ một số món đơn giản, nhằm có khái niệm về tiền và tiêu tiền. Cho con tự quyền quyết một món đồ trong số tiền của con. Quy định tổng lượng mẹ chi cho con về một món gì đó vì dụ đồ dùng, đồ ăn hoặc đồ chơi con được chọn trong theo ý mình trong khoảng định mức đó trong một thời gian nhất định. Ví dụ hết một học kì mới được mua bổ sung đồ dung học tập chẳng hạn. Để con có ý thức giữ gìn.
5. Cho con nuôi lợn đất và bàn kế hoạch cùng tiêu tiền khi mổ lợn.
6. Cùng con làm những món đồ nhỏ để bán rồi dùng tiền đó đáp ứng những nhu cầu khác như trang trí nhà cửa, mua quà tặng bố mẹ của con.
7. Hiện con mình chưa được cầm tiền dù bé lớn học lớp 1 và chắc trong vòng 2 năm tới cũng chưa. Mọi nhu cầu đều được chia sẻ với bố mẹ và bố mẹ thường ít nói đồng ý ngay mà cần có sự hợp lý nhất là thuyết phục nhau.. Trì hoãn đáp ứng cũng là cách để con biết cái con thực sự cần và quý trọng”.
Chị Phạm Minh Hương chia sẻ cách dạy con chi tiêu ngay từ khi con học lớp 2: “Nhà mình bắt đầu phát tiền cho con từ lớp 2: 30.000 đ/tháng, 30K này con phải bỏ ống heo 10K, trả tiền điện nước cho mẹ 10K và 10K của con để dành muốn mua gì thì hỏi mẹ, mẹ đồng ý mới được mua, và con không được mang tiền đến trường, không mua bánh kẹo trong trường.
Đầu năm mình chỉ mua đồ dùng học tập 1 lần, nếu làm mất thì tự bỏ tiền ra mua. Từ lúc có qui định này thấy dụng cụ học tập ít bị mất. Hiện giờ 2 bé nhà mình học lớp 6 và lớp 3.
Các bạn rửa chén, nhặt rau, dọn dẹp nhà cửa để được nhận lương, chị lớn được 40K và em nhỏ thì vẫn 30K, lâu lâu được ông bà cho khoản nhỏ thì được giữ. Cuối học kỳ hoặc cuối năm học giỏi được điểm cao thì sẽ được thưởng đi nhà sách hay đi chơi đâu đó do các bạn chọn, còn bình thường đi nhà sách mua theo sở thích thì các bạn phải tự bỏ tiền mua.
Bây giờ mua gì các bạn có thể so sánh giá và chất lượng để lựa chọn mua hay không. Thỉnh thoảng 2 bạn vẫn góp tiền mời bố mẹ đi xem phim, ăn kem. Qua một thời gian mình thấy các bạn quản lý tiền tốt”.
Có nên cho con tự quản lý tài chính ngay từ nhỏ? |
Chị Hoa Nguyễn đưa ra ý kiến nên cho con học cách chi tiêu từ 5 tuổi: “Theo mình, các bạn bé có thể tiếp xúc với tài chính cỡ từ 5 tuổi, cái tuổi "ẩm ương" chứng minh mình nhớn của các bạn ấy. Nhà mình có 1 bạn 5 tuổi, sang năm đi học. Và như mình nói trên đây, mình có cho bạn ấy bắt đầu tiếp xúc với tiền.
- Đầu tiên là những khái niệm: tiền để làm gì? Cho bạn ấy đi chợ cùng, mua sắm cùng là bạn biết liền.
- Tiếp theo, mình cho bạn ấy 1 số khái niệm: Làm sao có tiền bằng những chia sẻ kiểu "ba đi làm để kiếm tiền", "'mẹ cất cái này để bán kiếm tiền", "mẹ làm cái này bán đi để kiếm tiền mới cho Ted đi chơi được.."
- Cuối cùng, mình cho bạn ấy một số cơ hội để kiếm tiền. Ví dụ: bạn ấy có trách nhiệm tự phục vụ những thứ liên quan đến bạn ấy như tắm rửa, cất gấp quần áo, cất đồ chơi, lau phòng...", nhưng nếu ngoài phạm vi đó, nếu ba bạn nhờ bạn làm giúp việc của ba, ví dụ: đổ rác, ba có thể trả cho bạn ít xiền. Hoặc nếu mẹ có vỏ nhựa bỏ đi, mẹ có thể hỏi "bạn có muốn lấy, cất để bán không?".
Tiền bạn kiếm, bạn thích làm gì tuỳ thích. Nhưng lớn hơn, mình muốn rủ bạn ấy đầu tư kiếm lời, bằng những dự án nhỏ như làm đồ handmade....
Mình nghĩ dạy quản lý tài chính sớm là nên, nhưng chạy theo từng giai đoạn "lớn trong tư tưởng" của các bạn ấy cũng khá quan trọng. Nó không bắt các bạn ấy phải già trước tuổi”.
Nên cho con một số cơ hội để kiếm tiền. |
Câu chuyện về cách tiêu tiền, giúp con hiểu về tiền cũng chính là cơ hội giúp con trưởng thành hơn trong suy nghĩ và nhận thức, giúp con quý trọng sức lao động và biết chi tiêu hợp lý, quản lý tài chính, đồng thời có định hướng tốt hơn cho tương lai của mình.
Yêu con bằng đòn roi - 'quyền lực' khó bỏ của cha mẹ Việt?
Yêu bằng roi vọt – cụm từ này thời gian gần đây bỗng trở nên quen thuộc với một loạt các vụ việc cha mẹ, ... |
Dạy con 'chơi đẹp'
Cha mẹ nào cũng muốn con 'chơi đẹp', biết hợp tác với bạn bè. Nhưng phải dạy con thế nào để chúng biết hợp tác? |