Công an xác minh thông tin giáo viên tố 'chạy' tiền để được dạy học

Công an tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các đơn vị nghiệp vụ xác minh thông tin giáo viên tại huyện Krông Pắk tố "chạy" tiền để được đi dạy.
Giáo viên nói phải 'chạy' tiền để được đi dạy Theo một số giáo viên, để được đi dạy, họ phải mất tiền. Tuy nhiên, lãnh đạo huyện Krông Pắk bác bỏ thông tin này.

Sáng 14/3, thiếu tướng Trần Kỳ Rơi, giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk, cho biết đã giao các phòng nghiệp vụ lập kế hoạch xác minh thông tin hàng trăm giáo viên tại huyện Krông Pắk tố “bỏ tiền để chạy hợp đồng” để được đi dạy.

Theo ông Rơi, vụ việc đang được Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với đảng viên liên quan. Sau khi có kết luận, nếu Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy chuyển hồ sơ hoặc có dấu hiệu hình sự thì công an tỉnh sẽ vào cuộc điều tra.

“Tuy nhiên, nếu giáo viên có đơn tố cáo trực tiếp, công an tỉnh sẽ điều tra ngay. Hiện nay, đơn vị chưa nhận được tố cáo”, thiếu tướng Rơi thông tin.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Minh (trú xã Ea K’Mút, Ea Kar, Đắk Lắk) cho biết năm 2016, con gái mình ra trường và được một cô giáo "mách nước" huyện Krông Pắk đang còn chỉ tiêu biên chế. Ông Minh gặp hiệu trưởng một trường cấp hai ở đây đặt vấn đề. Tại đây, ông được biết sẽ phải bỏ ra 140 triệu đồng mới có quyết định.

cong an xac minh thong tin giao vien to chay tien de duoc day hoc

Hơn 200 giáo viên tập trung tại UBND huyện Krông Pắk để kiến nghị giải quyết việc chấm dứt hợp đồng. Ảnh: Minh Quý.

Tin lời, ông Minh đã ba lần đưa tổng cộng số tiền 120 triệu đồng cho vị hiệu trưởng. Từ đó, đầu năm học 2016-2017, con gái ông Minh được nhận vào trường dạy hợp đồng, lương khoảng một triệu đồng/tháng.

“Lúc tiếp nhận, con gái tôi không nhận được quyết định mà chỉ được người này đưa cho đọc quyết định photo sau đó nói thu lại để kế toán vào lương”, ông Minh nói.

Hàng trăm giáo viên bị chấm dứt hợp đồng: 'Chạy' tiền để được đi dạy?

Các giáo viên tại huyện Krông Pắk, Đắk Lắk, phản ánh để được đi dạy, họ phải bỏ hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, lãnh đạo huyện này nói chưa phát hiện tiêu cực.

Người này cho biết thêm dạy hết năm học 2016-2017, không thấy con gái có quyết định vào biên chế nên thắc mắc.

“Nghi ngờ bị lừa, tôi gặp và yêu cầu vị hiệu trưởng trả lại tiền. Tuy nhiên, đến nay đã ba lần viết giấy hẹn, tôi vẫn chưa nhận được tiền. Lúc trước đưa tiền chỉ nói là vay mượn nên giờ rất khó để tố người này lừa xin việc được”, ông Minh nói.

Cũng theo ông Minh, do bị lừa, ông đã gửi đơn đến Công an huyện Krông Pắk để tố cáo. Đơn vị này hướng dẫn về Công an huyện Ea Kar (Đắk Lắk), nơi ông cư trú nộp đơn.

cong an xac minh thong tin giao vien to chay tien de duoc day hoc

Các giáo viên tập trung trước UBND huyện Krông Pắk ngày 12/3. Ảnh: Minh Quý.

Trả lời vấn đề này, đại tá Nguyễn Duy Trường, Trưởng công an huyện Ea Kar, cho biết ngày 8/3, trực ban công an huyện tiếp và nhận đơn của ông Minh.

Tuy nhiên, ông Minh chỉ gửi đơn và một số giấy vay tiền, giấy nhận nợ, khất nợ, người trực ban đã hướng dẫn nếu không có chứng cứ khác rất khó để đơn vị thụ lý. Đây là vụ việc dân sự, ông phải khởi kiện ra tòa để đòi tiền.

“Khi có giấy nhận tiền chạy việc đơn vị mới thụ lý, điều tra được”, đại tá Trường nói.

Trước thông tin nhiều giáo viên và người thân tố phải “chạy” tiền để được đi dạy, bà Ngô Thị Minh Trinh, Phó chủ tịch UBND huyện Krông Pắk, khẳng định huyện chưa phát hiện dấu hiệu tiêu cực.

"Đến nay, huyện chưa nhận được bất cứ phản ánh hay đơn thư tố cáo tiêu cực trong vụ việc này. Nếu phát hiện có tiêu cực, chúng tôi sẽ đề nghị các cơ quan chức năng điều tra xử lý những cá nhân tập thể vi phạm", bà Trinh thông tin.

Cô giáo ở Đắk Lắk bật khóc 'không chịu được cơn sốc lớn' mất việc Chiều 12/3, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành công văn yêu cầu huyện Krông Pắk tạm dừng việc chấm dứt hợp đồng lao động với hơn 500 giáo viên.

Ngày 9/3, UBND huyện Krông Pắk tổ chức họp thông báo chấm dứt hợp đồng hơn 200 giáo viên khiến những người này bức xúc.

Theo UBND huyện Krông Pắk, khoảng 600 giáo viên hợp đồng được chia làm hai thành phần là giáo viên không có vị trí để xét tuyển (có 200 người); giáo viên có vị trí xét tuyển khoảng 400 người nhưng chỉ tiêu biên chế chỉ cho 83 người.

Theo đó, trong tổng số hơn 600 giáo viên dôi dư sẽ tuyển 83 người còn lại sẽ bị chấm dứt hợp đồng. Sau khi xảy ra sự việc, UBND tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức họp khẩn và yêu cầu UBND huyện Krông Pắk dừng việc chấm dứt hợp đồng đồng thời tìm hướng giải quyết.

chọn
Những ông lớn địa ốc hiện diện tại 'Đất Tổ' Phú Thọ
Vài năm trở lại đây, Phú Thọ liên tục đón các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản như GP Invest, T&T hay BV Land... Hiện nay, Ecopark và Tasco cũng đang hướng đến dự án bất động sản đầu tiên tại địa phương này.