Tại Hội nghị thông tin về tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm trên địa bàn TP HCM và triển khai thực hiện nghị quyết số 54 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù, đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê, phó đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM, cho biết nhiều cử tri đã phản ảnh mạnh về việc tăng giá điện thời gian qua, tập trung vào thời điểm, lộ trình tăng giá "có phù hợp hay không?".
Các cử tri phản ảnh giá điện mới có 6 bậc, trong đó bậc 1 cho những hộ gia đình sử dụng dưới 50kw/tháng "gần như không có hộ dân nào sử dụng".
"Cử tri đề nghị xóa bỏ bậc thang trong giá điện, làm rõ việc EVN có 42.000 tỉ đồng gửi ngân hàng. Trong điều kiện thiếu vốn mà điện lực xuất khẩu điện cho các nước bên cạnh, việc xuất khẩu này như thế nào, thất thoát điện ở các tỉnh phía Nam là bao nhiêu?", đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê truyền đạt ý kiến của cử tri tại hội nghị.
Nhiều cử tri phản ảnh giá điện tháng 4 tăng cao đến các đại biểu Quốc hội. (Ảnh: T.L).
Ông Phạm Quốc Bảo, tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP HCM, cho biết từ ngày 20/3 đến 13/5, Trung tâm chăm sóc khách hàng của đơn vị này nhận được hơn 300.000 tin báo về dịch vụ điện.
"Trong hơn 300.000 tin báo đó chỉ có 888 trường hợp thắc mắc trực tiếp về hóa đơn, còn lại là hỏi về thông tin. Tất cả các trường hợp phản ảnh về hóa đơn này đều được đối soát, giải thích. Đến giờ, tất cả đều không còn thắc mắc", ông Bảo nói.
Về bậc thang tăng giá điện, ông Bảo cho biết trước đây tổng công ty đã có tổ chức hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia về 3 phương án giá điện: 1- giữ nguyên, 2- còn 1 bậc, 3- rút còn 3-5 bậc và sau hội thảo thì thống nhất giữ nguyên 6 bậc.
Theo ông Bảo: "Các nước lân cận đều sử dụng bảng giá điện bậc thang, mục tiêu để điều tiết giữa các thành phần sử dụng điện và quan trọng nhất là tiết kiệm điện. Thực sự điện lực cũng muốn 1 bậc để dễ quản lý, chứ nhiều bậc khó quản lý lắm, nhưng đây là chính sách chung của các nước".
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng chủ trương tăng giá điện là hợp lý, nhưng thực tế "nước ta sử dụng điện kém hiệu quả hơn các nước trên thế giới", chi phí điện cho việc tăng trưởng một đơn vị GDP quá cao là không bình thường.
"Người dân ở đô thị phải dùng điện, nên nhu cầu dùng điện sinh hoạt tối thiểu ở TP HCM cao hơn nơi khác. Nhiều gia đình không giàu nhưng vẫn dùng điện chạm mức giá bậc 3, bậc 4, có cách nào điều tiết không?", ông Nghĩa đặt vấn đề.
Tiêu dùng 07:31 | 19/12/2019
Tiêu dùng 21:01 | 18/12/2019
Tiêu dùng 15:27 | 07/11/2019
Tiêu dùng 06:03 | 05/10/2019
Tiêu dùng 18:12 | 30/05/2019
Kinh doanh 14:02 | 30/05/2019
Kinh doanh 11:54 | 30/05/2019
Kinh doanh 10:27 | 24/05/2019