Đại án 9.000 tỷ: Phạm Công Danh bệnh nặng trước ngày xử phúc thẩm

Ngày mai 27/12, TAND cấp cao tại TP HCM sẽ đưa vụ án Phạm Công Danh cùng đồng phạm ra xét xử phúc thẩm.
dai an 9000 ty pham cong danh benh nang truoc ngay xu phuc tham Phạm Công Danh làm thất thoát 18.000 tỷ chỉ sau hai năm tại VNCB
dai an 9000 ty pham cong danh benh nang truoc ngay xu phuc tham Vợ Phạm Công Danh kháng cáo xin lại đồng hồ và nhẫn
dai an 9000 ty pham cong danh benh nang truoc ngay xu phuc tham
Bị cáo Phạm Công Danh lâm bệnh nặng trước ngày xét xử phúc thẩm.

Đây là đại án kinh tế gây thất thoát số tiền lớn nhất trong lịch sử tố tụng của Việt Nam. Vụ án từng được Tổng bí thư chỉ đạo xét xử sau đó TAND TP HCM đã xem xét kéo dài gần 2 tháng.

Trước phiên tòa xét xử các luật sư bào chữa cho bị cáo Danh cho biết : “Hiện sức khỏe của ông Danh đang ngày yếu đi so với lúc tòa xét xử sơ thẩm. Ông ấy bị suy thận cấp độ 2 và một số bệnh lý liên quan tới tim mạch. Trong phiên tòa phúc thẩm sắp tới kéo dài gần 1 tháng chúng tôi khá lo ngại sức khỏe ông ấy có đảm bảo để tham dự phiên tòa hay không”.

Theo cáo trạng, VNCB được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tái cơ cấu ngày 6/9/2012. Sau đợt tái cơ cấu này, Phạm Công Danh đã nắm quyền kiểm soát, chi phối VNBC.

Sau đó, bị cáo Danh đã chỉ đạo HĐQT, Ban điều hành và Ban kiểm soát VNCB, cấp dưới thuộc tập đoàn Thiên Thanh (do chính Danh làm Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc) và VNCB lập các hồ sơ khống để rút tiền, vay tiền của VNCB nhằm trả các khoản nợ của mình và tập đoàn Thiên Thanh, trả lãi ngoài và chi tiêu cá nhân. Tổng cộng trong vụ án này, Phạm Công Danh với vai trò chủ mưu cùng đồng bọn đã gây thiệt hại cho VNCB hơn 9.000 tỷ đồng.

Tại phiên tòa ngày 9/9 Phạm Công Danh bị tuyên phạt 18 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng, 20 năm tù tội vi phạm quy định cho vay trong hoạt động tổ chức tín dụng - Tổng hợp hình phạt bị cáo Danh phải chịu là 30 năm tù (theo quy định tù có thời hạn không quá 30 năm tù).

Cùng tội danh trên, tòa tuyên phạt các bị cáo Phan Thành Mai 22 năm tù, bị cáo Mai Hữu Khương 20 năm tù, bị cáo Hoàng Đình Quyết 19 năm tù. Các bị cáo còn lại bị tuyên phạt từ án treo tới 9 năm tù.

Về phần dân sự, HĐXX buộc Danh phải bồi thường toàn bộ số tiền thiệt hại mà Danh cùng đồng phạm đã gây ra. Bà Quách Kim Chi và Phạm Công Danh phải liên đới bồi thường theo tỷ lệ góp vốn trong tập đoàn Thiên Thanh.

Nhóm giám đốc bù nhìn chỉ là những người làm công ăn lương, không được hưởng lợi nên không phải liên đới bồi thường các khoản tiền dân sự.

Các tài sản đang bị kê biên tại Chi Lăng Đà Nẵng tiếp tục kê biên. Các tài sản đang cầm cố cho ngân hàng thì giao cho các ngân hàng xử lý. Các tài sản do hai vợ chồng Danh chưa cầm mà vẫn đang bị kê biên thì tiếp tục kê biên nhằm thi hành án.

dai an 9000 ty pham cong danh benh nang truoc ngay xu phuc tham
Ngày mai 27/12, TAND cấp cao tại TP HCM sẽ xét xử phúc thẩm đại án VNCB.

Buộc bà Hứa Thị Phấn phải trả lại 948 tỷ đồng cho VNCB mà Danh đã chuyển cho bà Phấn bởi đây là tiền phạm tội mà có. Quyền sử dụng đất tại Bà Rịa Vũng Tàu là tài sản của Thiên Thanh Long Hải, là công ty con của Tập đoàn Thiên Thanh.

Tuy nhiên, bà Bích cho rằng đây là tài sản bà Trang dùng để thế chấp vay vốn giữa bà Trang và bà Bích. Toàn bộ giấy tờ này bà Bích đang nắm giữ nhưng không đăng ký giao dịch đảm bảo, chỉ có công chứng. Đây là giao dịch dân sự, không thuộc phạm vi vụ án này nhưng để đảm bảo công bằng, Hội đồng xét xử nhận thấy cần tiếp tục duy trì kê biên cho đến khi tranh chấp liên quan được xử lý.

Hội đồng xét xử cho rằng cần giải tỏa kê biên 124 sổ tiết kiệm trên, chuyển về cho ngân hàng CB giải quyết theo hợp đồng tín dụng với nhóm ông Thanh, bà Bích. Những tài sản khác thu hồi được tại ngân hàng như điện thoại, máy tính…được trả lại cho ngân hàng.

Những tài sản cá nhân khác của các bị cáo sẽ được giải tỏa kê biên trả về cho các bị cáo nhưng tạm giữ để đảm bảo thi hành án.

Không chấp nhận bản án sơ thẩm Phạm Công Danh đã kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. 24 bị cáo là đồng phạm giúp sức cho bị cáo Danh kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Ngoài ra những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan kháng cáo.

Mẹ con Cường đô la liên quan gì tới vụ án

Theo cáo trạng, từ ngày 28/12/2012 đến 11/3/2014, do cần tiền để sử dụng, Danh đã tổ chức nhiều cuộc họp, chỉ đạo các cấp dưới ở VNCB và tập đoàn Thiên Thanh sử dụng pháp nhân của các công ty mình thành lập và các công ty quen biết để lập các hồ sơ vay tiền. Cụ thể, Danh sử dụng các pháp nhân này để xây dựng hồ sơ kinh doanh mua bán nguyên vật liệu khống, phương án trả nợ khống, nâng giá các lô đất là tài sản đảm bảo... để vay tại VNCB 5.000 tỷ đồng.

Trong số các pháp nhân mà Danh “mượn” trên có công ty TNHH Đầu tư phát triển Nhà Quốc Cường thuộc hệ thống Tập đoàn Quốc Cường Gia Lai. Theo cáo trạng, Danh thông qua các mối quan hệ để kết nối với bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch Tập đoàn Quốc Cường Gia Lai.

Theo cáo trạng, ngày 28/6/2013, ông Đinh Văn Hùng, giám đốc công ty TNHH Đầu tư phát triển Nhà Quốc Cường là đại diện ký giấy đề nghị vay 450 tỷ đồng tại VNCB chi nhánh Sài Gòn. Mục đích kinh doanh bất động sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất với hai lô đất tại sân vận động Chi Lăng, Đà Nẵng của công ty TNHH Thành Thành Công (không phải Tập đoàn Thành Thành Công - PV). Phương án vay vốn và trả nợ là từ doanh thu và lợi nhuận của việc chuyển nhượng lại bất động sản nêu trên.

Ngày 29/6/2013, VNCB giải ngân 300 tỷ đồng vào tài khoản của công ty Nhà Quốc Cường. Sau đó, số tiền này được chuyển vào tài khoản một công ty khác rồi chuyển đến Thiên Thanh để Danh rút ra sử dụng.

Tuy nhiên, khoản vay này sau đó đã được công ty Nhà Quốc Cường chuyển toàn bộ nghĩa vụ trả nợ trên sang công ty Thành Thành Công. Vì vậy, cáo trạng của VKS cho rằng: “Khoản vay 300 tỷ đồng của Công ty nhà Quốc Cường được xác định không bị thất thoát”. Tuy nhiên, đến nay đã quá hạn vay nhưng công ty Thành Thành Công không trả tiền nên VNCB không thể thu hồi.

chọn
Điều gì đang diễn ra trên thị trường BĐS công nghiệp?
Viện Kinh tế Xây dựng đánh giá Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư BĐS công nghiệp ngoại, giá thuê đất bình quân và giá thuê nhà xưởng, kho bãi trong quý I đã tăng 2-3% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo quý II, nhu cầu thuê và tỷ lệ lấp đầy tại các KCN có thể tăng nhẹ.