Đáp trả lệnh cấm của Mỹ, Huawei tự tạo chip điện tử riêng

Huawei, công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc sau khi bị cấm làm việc với các nhà cung cấp ở Mỹ, đã và đang khắc phục khó khăn bằng cách sản xuất chip điện tử riêng.
Đáp trả lệnh cấm của Mỹ, Huawei tự tạo chip điện tử riêng - Ảnh 1.

(Nguồn ảnh: Thetop10news).

Huawei Technologies, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, đã bị Mỹ cấm làm việc với các nhà cung cấp quốc gia này vào năm trước, đang tìm cách vượt qua các giới hạn nghiêm ngặt mà chính quyền Trump áp đặt, bằng cách tự mình sản xuất linh kiện điện tử.

Từ tháng 5/2019, Bộ Thương mại Mỹ đã nghiêm cấm rộng rãi các công ty Mỹ bán linh kiện điện thoại cho Huawei, cụ thể là các loại chip điện tử - linh kiện không thể thiếu cho các thiết bị di động hỗ trợ mạng không dây tốc độ cao.

Cụ thể, các quan chức Mỹ cáo buộc Huawei đã ăn cắp tài sản trí tuệ có giá trị, và vi phạm lệnh cấm vận thương mại.

Chính quyền Trump đã đưa công ty này vào danh sách đen, đưa ra các quan ngại rằng Huawei có thể đang cung cấp các thông tin nhạy cảm cho chính quyền Bắc Kinh, thông qua các thiết bị mạng viễn thông của công ty này.

Tuy nhiên, Huawei đã bác bỏ các cáo buộc trên.

Mỹ cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm hạ bệ công nghệ mạng 5G của công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc này, theo nhận định của một số chuyên gia.

Đáp trả lệnh cấm của Mỹ, Huawei tự tạo chip điện tử riêng - Ảnh 2.

CEO Huawei kiêm Tổng giám đốc Nhóm kinh doanh Hạ tầng viễn thông Ryan Dinh trong buổi ra mắt chip lõi của Huawei dành riêng cho mạng 5G, năm 2019 (Nguồn: East African Business Week)

Đáp trả lại động thái này, Huawei đã tăng cường sử dụng nguồn lực tự thân để sản xuất thiết bị trạm gốc, một thiết bị phủ sóng vô tuyến.

Trong quí IV/2019, công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc đã bán hơn 50.000 thiết bị trạm gốc thế hệ mới mà không dựa vào công nghệ của Mỹ, ông Tim Danks - Giám đốc điều hành quan hệ đối tác Huawei tại Mỹ, nói.

"Con số này chỉ chiếm khoảng 8% tổng số thiết bị trạm gốc Huawei đã bán vào tháng 2, và bộ phận hisilicon của công ty đang nhanh chóng tăng tốc sản xuất thêm", Danks nói.

Ông cho biết thêm, "chúng tôi vẫn muốn quay lại với công nghệ của Mỹ. Thời gian Huawei không được tiếp cận đến các nhà cung cấp tại Mỹ càng lâu, thì khả năng ứng dụng lại công nghệ của Mỹ càng khó".

Thiết bị trạm gốc là thiết bị được sử dụng để kết nối điện thoại không dây với các mạng cố định, cung cấp lưu lượng truy cập internet, và là thành phần thiết yếu của thế hệ mạng di động tiếp theo – thế hệ thứ năm.

Thiết bị này có kích thước tương đương một cái vali, được sử dụng phổ biến bởi các nhà cung cấp viễn thông.

Sản phẩm thiết bị trạm gốc của Huawei được xem là một trong những sản phẩm đáng tin cậy nhất trong tầm giá.

Đáp trả lệnh cấm của Mỹ, Huawei tự tạo chip điện tử riêng - Ảnh 3.

Một thiết bị trạm gốc mạng 5G của Huawei Technologies ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc (Nguồn: South China Morning Post)

Tính đến đầu tháng 2/2020, Huawei đã bán khoảng 600.000 thiết bị trạm gốc mạng 5G cho các công ty điện thoại di động đang trong cuộc đua nâng cấp mạng di động lên chuẩn mới, nhằm rút ngắn thời gian truyền tải dữ liệu tới nhiều thiết bị kết nối không dây với tốc độ cao.

Phần lớn các thiết bị trạm gốc này đã được sản xuất bằng các con chip dự trữ mà công ty đã mua được trước khi lệnh cấm ban hành.

Hiện tại Huawei vẫn chưa tiết lộ các nhà cung cấp linh kiện mới. Tuy nhiên, thông thường để sản xuất ra thiết bị trạm gốc cần có một loại lõi xử lí có tên là vi mạch, dùng cấu trúc mảng phần tử logic được sản xuất bởi Công ty Intel, có trụ sở tại bang California và San Jose, Mỹ.

Loại chip điện tử này cung cấp tính linh hoạt, giúp cập nhật thiết bị dễ dàng hơn, khi áp dụng các tiêu chuẩn và tính năng mới được phát triển trong tương lai.

Các chip lõi của Huawei hiện tại chỉ mới dành riêng cho các ứng dụng, chúng chỉ tích hợp với các chức năng cụ thể và tốn nhiều tiền bạc và thời gian hơn để thay thế.

Đây là một bất lợi cho công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc trong thời đại công nghệ mới được cập nhật liên tục, điển hình là công nghệ mạng 5G hiện tại vẫn đang trong giai đoạn phát triển sơ khai và sẽ có nhiều thay đổi lớn trong tương lai.

Tag:
chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.