Chùm ngây và gừng, sự kết hợp tuyệt vời chữa nhiều bệnh nguy hiểm | |
Hoa chuối, trên cả một món ăn ngon |
Ngoài vai trò là một cây lương thực, đậu đen còn được biết đến là vị thuốc quý. (Ảnh: baomoi) |
Đậu đen có tên khoa học là Vigna unguiculata, là loại cây được trồng nhiều ở châu Á và châu Phi. Tại Việt Nam, đậu đen được trồng nhiều vào mùa hè và phù hợp với địa hình, thời tiết của khí hậu miền Bắc. Cây đậu đen thường mọc thẳng, cũng có trường hợp là dây leo, hoa tím, lá xanh, quả hình trụ nhỏ dài, khi chín có màu đen.
Một số tác dụng của đậu đen đối với sức khỏe
Lương y Hoàng Gia Trí, hiện công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cho biết: Đậu đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ não, giải độc, điều hòa khí huyết, làm sáng mắt.
Trong 100g đậu đen có chứa 24,2% protid, 1,7% lipid, 53,3% glucid, 2,8% tro, calcium 56mg%, 0,51mg vitamin B1, 0,21mg vitamin B2, 3mg vitamin PP…
1. Bổ thận
Người phương Đông có quan niệm những vật có hình dạng giống nhau thì sẽ tương tác tốt với nhau. Hạt đậu đen giống với hình quả thận, đậu đen hành thủy và thận cũng hành thủy nên sẽ liên quan chặt chẽ với tạng thận và rất bổ cho thận.
Chất arginine có trong đậu đen là một nguyên liệu thiết yếu để sản xuất ra tinh trùng và tinh dịch. Thực tế cũng cho thấy rằng nam giới thường xuyên uống nước đậu đen, ăn các món ăn từ đậu đen sẽ có thận khỏe mạnh, ít mắc các bệnh về thận, nước tiểu trong và khả năng sinh lý cũng mạnh hơn những người khác. Bên cạnh đó, chất molypdenum trong đậu đen còn có khả năng hạn chế nguy cơ bất lực ở nam giới.
Đậu đen nâng cao chức năng sinh lý và cải thiện sức khỏe của thận hiệu quả (Ảnh: baomoi) |
2. Dưỡng não
Đậu đen chứa 3 loại acid amin khác nhau là leucin, valin và isoleucine giúp chống lại stress, cũng như phục hồi các tổn thương ở não do stress gây ra. Đối với trẻ nhỏ, nếu được uống nước đậu đen thường xuyên thì trí não sẽ phát triển tốt.
Đậu đen chứa nhiều axit béo không bão hòa, có thể chuyển đổi thành lecithin, loại chất hình thành não bộ. Mỗi tuần, người lớn tuổi chỉ cần ăn 1 – 2 món được chế biến từ đậu đen như xôi, chè, kem là có thể làm chậm lại quá trình lão hóa não, tăng cường khả năng ghi nhớ và trở nên minh mẫn hơn.
Đậu đen chứa 3 loại acid amin khác nhau là leucin, valin và isoleucine giúp chống lại stress. (Ảnh: cairoder) |
3. Phòng chống bệnh tim mạch
Chỉ cần một chén đậu đen là bạn đã có thể cung cấp đủ một nửa lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Chất xơ trong đậu đen có khả năng làm giảm sự hấp thu mỡ, đào thải chất độc ra ngoài và hạ cholesterol trong máu khá tốt. Ngoài ra, đậu đen còn chứa các chất như Cg, Mg giúp tim mạch hoạt động ổn định hơn.
Đậu đen giúp phòng chống bệnh tim mạch. (Ảnh: giadinhnet) |
4. Ngăn ngừa tiểu đường
Với tỉ lệ 24% chất đạm, 53,3% chất bột đường cùng nhiều chất xơ khác, đậu đen là một loại thực phẩm thích hợp cho những người bị tiểu đường. Bởi vì sử dụng đậu đen thường xuyên, bạn có thể ngăn chặn hiện tượng tăng vọt đường huyết cũng như hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Đậu đen là một loại thực phẩm thích hợp cho những bệnh nhân bị tiểu đường. (Ảnh: anhduonghalong) |
5. Rất tốt cho phụ nữ
Hai thành phần sắt và folate có trong đậu đen là những vi chất cần thiết dành cho phụ nữ. Sắt là loại khoáng chất cần thiết để tạo ra máu, còn folate sẽ giúp cho thai nhi phát triển ổn định và tốt hơn.
Phụ nữ đang mang thai nên thường xuyên ăn các món được chế biến từ đậu đen để con được phát triển cả về trí não lẫn cân nặng tốt nhất. Đối với phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh thì cũng nên thưởng thức các món như chè, kem làm từ đậu đen. Bởi vì hợp nhóm sinh tố B và hợp chất Ca, Mg trong đậu đen sẽ giúp làm dịu nhẹ những cơn bốc hỏa.
Phụ nữ đang mang thai nên thường xuyên ăn các món được chế biến từ đậu đen để con được phát triển cả về trí não lẫn cân nặng. (Ảnh: suckhoedoisong) |
6. Hỗ trợ tiêu hóa
Thành phần oligosaccharides – một loại chất xơ hữu ích có trong đậu đen có vai trò rất tốt trong việc hỗ rợ đường ruột tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Việc ăn đậu đen thường xuyên sẽ góp phần cung cấp đầy đủ chất xơ cho cơ thể, làm giảm chứng đầy bụng, ợ hơi, ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, chất olypdenum trong đậu đen là thành phần của những enzym oxidase còn có tác dụng khử độc trong một số loại thức ăn nhanh.
Cách chế biến một số món ăn, bài thuốc bổ dưỡng từ đậu đen
Nên sử dụng đậu đen thế nào cho hiệu quả? Một nghiên cứu của Đại học Minnesota (Mỹ) cho biết rằng nếu sử dụng hạt đậu đen nảy mầm sẽ làm gia tăng tỉ lệ dinh dưỡng. Do đó, trước khi nấu chè, làm kem, xôi đậu, bạn nên ngâm đậu đen vào nước ở nhiệt độ 32 độ C trong khoảng 22 tiếng trước khi chế biến. Như vậy vừa giúp cho hạt đậu mềm hơn, rút ngắn thời gian đun nấu, lại vừa làm tăng thành phần dinh dưỡng trong đậu. Không nên sử dụng đậu chưa nấu hay rang chín. Bởi vì nếu không được nấu chín ở nhiệt độ cao thì những chất gây khó tiêu trong đậu sẽ không được phân hủy hết, làm giảm giá trị dinh dưỡng trong đậu, gây khó tiêu, đau bụng.
Lương y Vũ Quốc Trung cho biết: Cũng như nhiều loại thực phẩm khác, nếu sử dụng quá liều lượng thì đậu đen sẽ không còn là một loại thực phẩm, vị thuốc tốt. Mỗi ngày, bạn chỉ nên uống khoảng 500ml nước đậu đen, hoặc không ăn quá nửa chén chè, xôi, kem từ đậu đen. |