Dấu hiệu nhận biết 9 loại trầm cảm phổ biến nhất hiện nay

Khi gặp phải tình trạng xuống dốc tinh thần với các dấu hiệu chán nản, mệt mỏi quá độ trong công việc và cuộc sống, đừng chủ quan. Bởi, rất có thể đó là những triệu chứng bước đầu của căn bệnh trầm cảm.
Nghiên cứu mới: Yoga có thể gây đau xương khớp
Xu hướng thời trang giày trong suốt và tác hại không ngờ phía sau

Trầm cảm là một căn bệnh phức tạp và khó chữa, được chia thành 2 loại chính: Trầm cảm lâm sàng cần thời gian điều trị và trầm cảm thông thường, ai cũng có thể mắc phải.

dau hieu nhan biet 9 loa i tra m ca m pho bie n nha t hie n nay
Trầm cảm là bệnh phổ biến thường gặp hiện nay

Cụ thể hơn, từ góc độ y học, trầm cảm được hiểu là những rối loạn trong cảm xúc dẫn đến tình trạng thường xuyên mệt mỏi, buồn bã, mất đi niềm đam mê đối với những sở thích thường ngày. Kết quả là, sự thay đổi trong cảm xúc, hành vi và lối suy nghĩ của bạn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chính bạn.

Những triệu chứng cần biết của bệnh trầm cảm:

- Cảm thấy tuyệt vọng, vô giá trị

- Tâm trạng buồn bã, trống rỗng, lo âu

- Cảm giác tội lỗi và bất lực

- Thiếu sức sống và khó khăn trong việc tập trung, ghi nhớ

- Mất hứng thú với sở thích hàng ngày

- Mất ngủ hoặc thường xuyên ngủ quên

- Có suy nghĩ tự sát

- Tăng cân hoặc giảm cân bất thường

- Nhức đầu và rối loạn ăn uống

- Khó chịu và bồn chồn

Nếu nhận thấy mắc phải những triệu chứng này mỗi ngày trong ít nhất 2 tuần, bạn nên đi khám bác sĩ và tiếp nhận điều trị.

Hiện nay rất nhiều người mắc chứng trầm cảm. Dưới đây là những loại trầm cảm phổ biến:

1. Trầm cảm lâm sàng

Đây là trạng thái trầm cảm phổ biến nhất, đi kèm với những cảm xúc: Buồn bã, tuyệt vọng, thiếu năng lượng, mất hứng thú với các hoạt động vui chơi. Ngoài ra, bạn sẽ luôn thấy khó chịu, thay đổi thói quen ăn uống, khó tập trung và suy nghĩ về cái chết hầu hết các ngày trong tuần.

Cách điều trị tốt nhất dành cho loại trầm cảm này thường là thuốc chống trầm cảm và liệu pháp trò chuyện.

2. Rối loạn lưỡng cực (RLLC)

Rối loạn lưỡng cực hay còn được gọi là bệnh hưng - trầm cảm, đặc trưng bởi sự thay đổi tâm trạng đột ngột và một loạt triệu chứng thể chất như mệt mỏi, mất ngủ, đau nhức... Trong trầm cảm lưỡng cực, nguy cơ tự tử lớn gấp 15 lần, thậm chí dẫn đến rối loạn tâm thần.

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt các loại thuốc như seroquel, latuda và olanzapine-fluoxetine để kết hợp điều trị căn bệnh này.

3. Trầm cảm theo mùa (SAD)

Khi mùa đông đến, bạn có hay cảm thấy buồn, mệt mỏi, dễ tăng cân và ngại tiếp xúc với bên ngoài? Đó chính là những dấu hiệu của loại trầm cảm theo mùa, gây ra bởi sự thiếu ánh sáng mặt trời.

Việc điều trị bao gồm thuốc chống trầm cảm và liệu pháp ánh sáng (sử dụng các loại đèn mô phỏng ánh sáng tự nhiên ngoài trời).

4. Rối loạn trầm cảm dai dẳng

Rối loạn trầm cảm dai dẳng (Dysthymia) là một loại trầm cảm kinh niên kéo dài trong 2 năm hoặc lâu hơn với các triệu chứng như rối loạn ăn uống, ngủ quên hoặc thiếu ngủ, thiếu năng lượng, gặp khó khăn trong việc tập trung và luôn cảm thấy vô vọng.

Loại trầm cảm này thường được điều trị hiệu quả bằng liệu pháp trò chuyện và tâm lí trị liệu.

5. Trầm cảm sau sinh

dau hieu nhan biet 9 loa i tra m ca m pho bie n nha t hie n nay
Trầm cảm sau sinh chiếm tỉ lệ lớn

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 85% bà mẹ sau khi sinh con mắc phải căn bệnh này. Đây là loại trầm cảm đặc trưng bởi cảm giác cực kỳ buồn bã, lo ngại về việc làm tổn thương em bé, sự cô đơn và cảm giác mất kết nối với đứa trẻ. Ngoài ra, người mẹ có thể mắc bệnh bất cứ khi nào, vài tuần hay thậm chí vài tháng sau khi sinh.

Việc điều trị nên bao gồm các liệu pháp trò chuyện, thuốc men và sự chăm sóc của các chuyên gia y tế.

6. Rối loạn tiền kinh nguyệt (PMDD)

Đây là một loại trầm cảm nghiêm trọng ảnh hưởng đến 5% phụ nữ. Rối loạn tiền kinh nguyệt thường xảy ra trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt với các triệu chứng: Mệt mỏi, chán nản, căng thẳng và lo lắng nghiêm trọng, thèm ăn và mất tập trung.

Việc điều trị bao gồm sự thay đổi lối sống, chẳng hạn như chế độ ăn uống, tập thể dục…

7. Rối loạn tâm thần trầm cảm

Khoảng 20% người bị trầm cảm trở nên nghiêm trọng đến mức phát triển các triệu chứng tâm thần: Ảo giác, mất kiểm soát hành vi, kích động…

Việc điều trị bao gồm sự kết hợp của nhiều loại thuốc, được công bố trên tạp chí Journal of Clinical Psychiatry.

8. Trầm cảm không điển hình

Loại trầm cảm này được nhận biết bằng những triệu chứng liên quan đến ngủ quá nhiều, tăng cân, yếu đuối, nhạy cảm... Tuy nhiên, một vài sự kiện tích cực có thể tạm thời cải thiện tâm trạng của bạn.

Thuốc chống trầm cảm MAOI (chất ức chế monoamine oxidase) đã được nghiên cứu kỹ để điều trị căn bệnh này.

9. Rối loạn điều chỉnh

Bắt nguồn từ những thay đổi trong cuộc sống như mất việc, chấn thương, cái chết của người thân hoặc ly dị, loại trầm cảm này phổ biến hơn ba lần so với trầm cảm lâm sàng, thường được điều trị bằng phương pháp tâm lý trị liệu.

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.