Câu chuyện về sự tự lập và an toàn của trẻ em Nhật | |
Cho con đi trẻ - nỗi lo của các bà mẹ Nhật Bản |
Hầu hết khi ghé thăm xứ sở hoa anh đào, chúng ta ai cũng nhìn thấy các giá trị vă hóa, tinh thần được thể hiện rõ nét qua từng khung cảnh. Và chắc ai cũng đều nhận ra sự điềm tĩnh, khả năng kiểm soát rất tốt của người dân Nhật Bản. Đặc biệt, cảnh tượng các bé cùng nhau đi dạo trên đường trong niềm vui và sự tôn trọng lẫn nhau khiến ai nấy đều ngạc nhiên và ấn tượng.
(Ảnh: Jpninfo) |
Một phần có lẽ đến từ cách nuôi dạy con kiểu Nhật Bản, đặc biệt là sự tự điều chỉnh của người Nhật. Có thể hiểu đây là khả năng kiểm soát, theo dõi cảm xúc, hành vi, suy nghĩ và sự quan tâm của bản thân đối với các sự việc, sự kiện diễn ra. Cũng có thể hiểu “tự điều chỉnh” là khả năng thực hiện theo những hướng dẫn hoặc kỳ vọng của người khác. Một số nghiên cứu về sự khác biệt trong việc phát triển sự tự điều chỉnh đã chỉ ra rằng, trẻ em Nhật thường định hình và phát triển các kỹ năng này sớm hơn so với trẻ em Mỹ.
Theo trang Power of Positivity cho hay, đã có những tranh cãi xoay quanh vấn đề có hay không việc trẻ tiếp thu và kết hợp các giá trị văn hóa vào bản sắc dân tộc ngay từ khi còn khỏ. Tuy nhiên, có một điều mà không phải ai cũng biết. Đó là trẻ em có khả năng trực quan tốt hơn so với người lớn rất nhiều.
Trước khi biết nói, trẻ đã có thể bắt đầu tiếp nhận các quy tắc và tiêu chuẩn văn hóa cho chính mình. Trên thực tế, thời điểm để trẻ phát triển một số kỹ năng nhất định phụ thuộc vào thời điểm tiếp xúc với nền văn hóa. Do vậy, cách nuôi con kiểu Nhật Bản đặc biệt nhấn mạnh vào đặc điểm này. Càng sớm được tìm hiểu về nền văn hóa của đất nước, trẻ càng sớm có cơ hội phát triển các kỹ năng của mình.
(Ảnh: Washington Post) |
Nhìn vào các giá trị cốt lõi của Nhật Bản với sự đồng cảm, hòa hợp và giới hạn cảm xúc, chúng ta dễ dàng thấy được nguyên nhân của sự khác biệt trong việc phát triển khả năng tự điều chỉnh giữa hai nền văn hóa. Nếu trẻ em Nhật Bản phát triển kỹ năng tự điều chỉnh sớm hơn, trẻ em Mỹ lại phát triển kỹ năng tự nhận thức về sự ảnh hưởng và kiểm soát đối với môi trường xung quanh. Điều này nghĩa là, trẻ em Mỹ nhận ra cảm xúc, suy nghĩ và bản chất khác với trẻ em đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Nhật Bản. Cũng không có gì quá ngạc nhiên, bởi nền văn hóa Mỹ vốn hướng đến sự quyết đoán, độc lập, đề cao tính cá nhân.
(Ảnh: Jpninfo) |
Văn hóa cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến phương pháp dạy con của cha mẹ, cũng như tác động đến sự phát triển của khả năng tự điều chỉnh và tự nhận thức của con.
Về vấn đề này, nhà tâm lý học người Đức – Heidi Keller, đã xác định có 2 cách nuôi dạy con cái thường gặp. Ví dụ với phương pháp nuôi con kiểu gần, đa phần sẽ tập trung vào sự tiếp xúc, gần gũi giữa các thành viên trong gia đình. Đây có thể coi là cách nuôi dạy con kiểu Nhật Bản rất phổ biến hiện nay. Sự gắn kết giữa mẹ và con sẽ được chú trọng thông qua việc mẹ và bé ngủ chung hay mẹ tắm cho bé...
Trong khi đó, phương pháp nuôi con kiểu xa lại hướng đến khả năng giao tiếp bằng lời nói, ánh mắt hoặc biểu hiện trên khuôn mặt. Có thể mượn một minh chứng rõ ràng nhất thể hiện phương pháp này. Đó là mẹ sẽ để con ngủ riêng ngay từ khi còn nhỏ và để bé tự chơi, tập trung vào các vật thể thay vì tương tác với những người khác. Keller đã tìm ra mối liên hệ chặt chẽ giữa phương pháp nuôi con kiểu gần với sự hình thành khả năng tự điều chỉnh và phương pháp nuôi con kiểu xa với sự phát triển của khả năng tự nhận thức.
Rất khó để đánh giá xem nuôi con theo cách nào tốt hơn, bởi cả hai phương pháp đều có mặt ưu điểm và hạn chế riêng. Quan trọng nhất là cha mẹ có thể nhìn nhận ra sự khác biệt và lựa chọn, khám phá phương thức nuôi dạy con phù hợp.
Lối sống 07:57 | 15/03/2019
Lối sống 09:53 | 10/08/2018
Lối sống 07:18 | 10/08/2018
Lối sống 22:00 | 09/08/2018
Lối sống 03:12 | 09/08/2018
Lối sống 22:00 | 08/08/2018
Lối sống 11:00 | 08/08/2018
Lối sống 23:00 | 29/07/2018