Bà Esther Wojcicki cùng chồng bà, ông Stan Wojcicki, và các con gái (từ trái sang) Janet, Anne và Susan (từng là người quyền lực nhất Google và hiện nay là CEO của YouTube). (Ảnh: Wojcicki) |
Trong ba cô con gái "siêu thành đạt" của bà Esther Wojcicki, nổi tiếng nhất là cô Susan, CEO của mạng xã hội YouTube. Cô thứ hai - Janet - là giáo sư tại Đại học California, San Francisco, Mỹ. Và cô con gái út là Anne, hiện là nhà đồng sáng lập kiêm CEO công ty nghiên cứu gen 23andme.
Bí quyết dạy con gái tự tin
Khi bà Esther Wojcicki (Mỹ) sinh cô con gái thứ ba Anne năm 1973, nhiều bạn bè đã gọi điện để "chia buồn" với bà. Bà sinh trưởng và lớn lên trong một cộng đồng Do Thái chính thống giáo, một tôn giáo vốn trọng nam hơn nữ.
Và thực tế bà cũng đã có hai con gái rồi, vậy nên với một vài người bạn của bà, việc sinh thêm Anne là điều thất vọng. Nhưng bà Esther thì không. Bà nhủ thầm: "Hãy cứ chờ xem! Tôi sẽ cho quý vị thấy", nhiều năm sau này bà đã chia sẻ lại ý nghĩ của mình vào lúc ấy.
Chia sẻ về bí quyết dạy con, bà Wojcicki - một nhà báo và nhà giáo dục - gói gọn lại trong một vấn đề: "Tất cả chỉ là nuôi dưỡng lòng tự tin của chúng, phải giúp chúng có bản lĩnh để dám phớt lờ hoàn toàn với những quy chuẩn áp đặt của xã hội".
Nhiều năm sau này, mỗi khi về thăm mẹ, các cô con gái trưởng thành của bà vẫn thường đùa về chuyện mẹ họ là người chẳng bao giờ chịu "kính trọng" các quy chuẩn mà xã hội gọi là hành vi "phù hợp".
Thực sự, tố chất đó đã được định hình phần nào bởi một bi kịch bà Wojcicki từng đối mặt lúc nhỏ. Bà sinh tại New York, lớn lên ở Los Angeles. Cha mẹ bà là những người di cư từ Ukraine và Siberia. Năm bà lên 10, em trai bà, David, lúc đó mới 18 tháng tuổi, đã vô tình nuốt phải một nắm thuốc aspirin và tình hình trở nên rất nguy kịch.
Cả nhà đã đưa cậu bé tới bốn bệnh viện nhưng không nơi nào chịu cứu chữa vì gia đình bà không có gì để chi trả viện phí. Trong những ngày đó, các bệnh viện ở Mỹ vẫn được phép từ chối người bệnh khi họ không có tiền trả.
David chết và bà Esther cảm thấy sụp đổ niềm tin. Bà cho rằng chính vì bố mẹ bà đã không dám hỏi xin sự giúp đỡ nên em trai bà phải thiệt mạng. Đó là lý do bà quyết định sẽ phải làm điều ngược lại. "Tôi sẽ hỏi tất cả những câu hỏi khó nhất, và tôi sẽ không chịu bỏ cuộc chỉ vì người được hỏi có một chức danh to lớn nào đó", bà nói.
Và các cô con gái đã học được bài học này "rất kỹ" từ mẹ. Cô út Anne nói: "Tôi không nghĩ chúng tôi đã từng bị bất cứ ai bắt nạt. Và mẹ hay bố tôi không nói những câu kiểu như: Ồ, con sẽ gặp người đó cơ à, họ quan trọng quá".
Ba cô con gái thành đạt của bà Esther Wojcicki. (Ảnh: Wojcicki) |
Dạy con từ 0-5 tuổi
Trong việc nuôi dạy con, bà Esther quan niệm những năm tháng quan trọng nhất cho sự học hỏi và phát triển là từ 0-5 tuổi. Bà dạy các con về tầm quan trọng của việc tự học hỏi mọi thứ cho bản thân.
Bà cho rằng trẻ cần học cách kiểm soát môi trường, chứ không phải né tránh nó. Đó là lý do vì sao bà dạy các con học bơi, đọc và đếm. Bà muốn chúng biết bơi để có thể chơi gần bể bơi mà không cần phải giám sát, đọc để biết xem các biển hiệu trên đường phố, đếm để chúng có thể chi tiêu tiền bạc. "Lý thuyết của tôi luôn là: Bạn càng làm thay con nhiều thì chúng càng tự làm ít đi", bà nói.
Là mẹ của ba cô con gái nhưng bà lại không để tâm nhiều đến chuyện nhan sắc. "Các con hãy ăn mặc theo cách nào đó khiến mình trông ổn nhất, không nên quá tập trung vào nó, các con đừng ăn quá nhiều hay ăn bất kể thứ gì, hãy tập trung vào công việc đang làm trong cuộc sống. Diện mạo trung bình là tốt rồi. Nếu các con xấu xí, mẹ nghĩ điều đó sẽ ảnh hưởng tới các con", bà khuyên.
Bà không ủng hộ mặc quần áo hàng hiệu nhưng thi thoảng có những đợt hàng giảm giá đáng kể tại các cửa hàng quần áo, bà vẫn đưa các con đến để chọn lựa đồ cho chúng.
Nhưng đó thực sự cũng là một phần trong triết lý lớn hơn của bà về việc chống lại chủ nghĩa cầu toàn, giúp các cô con gái của bà có thể tự tin thành công trong những ngành nghề vốn nam giới chiếm ưu thế vượt trội như công nghệ, khoa học.
"Tất cả chúng đều nỗ lực hết sức, nhưng chúng cũng biết tự tha thứ cho mình. Một người theo chủ nghĩa cầu toàn sẽ không thể tự tha thứ cho mình vì làm một điều gì đó không hoàn hảo. Nhưng các con tôi thì làm được. Chúng không bắt bản thân phải chịu mọi tội lỗi", bà nói.
XEM THÊM
Con bạn luôn làm ngược lại lời cha mẹ? Đây là bí quyết khiến trẻ nghe lời!
Hãy thử áp dụng 7 bước dưới đây để con nghe lời mình mà không cần phải la mắng chúng. |
So sánh con bạn với người khác ảnh hưởng đến tâm thần của trẻ
Quan niệm mỗi đứa trẻ là một thế giới riêng đặc biệt là nguyên tắc hàng đầu mà mọi phụ huynh nên nắm chắc, để ... |
Bố mẹ cần biết mặt trái của phần thưởng trẻ nhận được
Phần thưởng cũng như lời khen, nói chung thường có tác dụng tích cực trong quá trình bồi đắp sự tự tin cho đứa trẻ. ... |
5 bài học mẹ dạy con biết tự tin, an toàn khi ra đường
Nếu các bạn trang bị cho con những nguyên tắc ứng xử và nhận biết những nguy hiểm khi đi trên đường và luôn tin ... |
Phương pháp dạy con đặc biệt: Tuyệt đối không thưởng, chỉ phạt khi có lỗi
TS Vũ Thu Hương chia sẻ một phương pháp dạy con rất đặc biệt đó là chỉ có phạt mà không có thưởng. |