Sự phân biệt đối xử với những người mẫu da màu
Mặc dù phân biệt chủng tộc hay tôn giáo là vấn đề rất nhạy cảm trong xã hội hiện đại, nhưng không vì thế mà tệ nạn này bị khai trừ. Ngay tại những quốc gia luôn tự hào có nền kinh tế phát triển và hệ tư tưởng tiến bộ như Mỹ, Ý, Pháp… vẫn luôn có sự phân biệt đối xử vì màu da. Điều này đặc biệt càng rõ nét hơn trong ngành kinh doanh đầy khắc nghiệt và mang tính đào thải lớn như thời trang.
Làng mốt vốn là nơi nổi danh với điều kiện “khắc nghiệt” và sự cạnh tranh khốc liệt khi không phải ai cũng may mắn được sinh ra với hoàn cảnh, điều kiện tốt. Đặc biệt với những cô gái “da màu”, họ càng phải cố gắng nhiều hơn để đấu tranh cho tương lai của chính mình. Vấn đề hiện đang gây nhiều tranh cãi nhất trong ngành công nghiệp thời trang chính là nạn kỳ thị chủng tộc, một vấn nạn khó có thể giải quyết một sớm một chiều.
Ít ai biết rằng “báo đen” Naomi Cambpell đã phải trải qua giai đoạn đấu tranh đầy vất vả với tệ phân biệt màu da trên sàn diễn. Ngoài việc phải làm việc gấp đôi các mẫu da trắng để khẳng định mình, Naomi còn phải đối diện với sự ganh ghét, đố kị và tẩy chay từ đồng nghiệp và những người mang tư tưởng bảo thủ hoạt động trong lĩnh vực thời trang. |
Theo thống kê vào năm 2012 tại sự kiện New York Fashion Week, có đến gần 80% người mẫu da trắng xuất hiện trên sàn catwalk, trong khi tỷ lệ người mẫu da đen và gốc Á chỉ chiếm khoảng 8 - 8,5 %, mặc dù đây đã được xem là tỷ lệ đáng mừng của việc cởi mở hơn khi sử dụng người mẫu nhiều màu da.
Con số người mẫu độc quyền cho các hãng thời trang lại càng thê thảm, khi nhãn hàng danh tiếng Christian Dior hầu như chỉ sử dụng người mẫu da trắng, còn Chanel thì “đối phó” với việc chỉ trích nạn phân biệt chủng tộc trên sàn diễn bằng việc casting duy nhất một người mẫu da màu.
Người mẫu nam da đen chỉ làm nền để tôn vẻ đẹp da trắng. Không chỉ ít được diễn trên sàn catwalk, những người mẫu da màu còn gần như không có cơ hội khi casting quảng cáo, bởi các doanh nghiệp sợ họ sẽ mang vận rủi cho sản phẩm của mình. |
Đã qua rồi thời vàng son của mẫu da màu vào những năm cuối thập niên 70, đầu 80, khi cả xã hội tập trung ủng hộ phong trào đòi quyền công dân cho người “da màu”, và sàn catwalk cùng các tạp chí thời trang là những điểm sáng tiên phong trong việc ưu tiên dùng người mẫu da màu. Khi đó, họ là những ngôi sao.
Trong những năm 1980 đến 1990, các nhà mốt như Gianni Versace, Calvin Klein hay Yves Saint Laurent thường “ngẫu hứng” thay những tên tuổi “da màu” khỏi danh sách diễn mà không cần thông báo trước cho họ.
Đến nay, những kiểu kỳ thị như vậy đã bớt thể hiện ra hơn nhưng nó vẫn còn tồn tại. Điển hình là việc thay vì thuê người mẫu “da màu”, các hãng thường tăng cường chọn các gương mặt châu Á, nhất là ở Trung Quốc nhằm chiều lòng và hấp dẫn các khách hàng “tiềm năng” tại mảnh đất màu mỡ này. |
Lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng kì thị chủng tộc đầy tàn nhẫn này, Carole White, giám đốc công ty quản lý người mẫu Premier cho biết: “Các cô gái da màu sẽ phải khởi nghiệp ở nghề người mẫu một cách chật vật hơn gấp nhiều lần so với một cô gái da trắng. Một phần nguyên nhân là do đôi khi nhiếp ảnh gia và nghệ sĩ trang điểm e ngại làm việc với các mẫu da màu, vì sẽ rất khó để làm tỏa sáng làn da của người mẫu hay tạo điểm nhấn trên khuôn mặt so với người mẫu da trắng. Nhiều khi, doanh nghiệp cũng ngại sử dụng người mẫu da màu cho các chiến dịch của họ, vì sợ sẽ không bán được hàng hay đảm bảo doanh số như dùng các người mẫu da trắng”.
Lạm dụng những người mẫu chưa đến tuổi vị thành niên
Sự gia tăng nhanh về số lượng người mẫu thời trang và tuổi thọ nghề nghiệp bị rút ngắn khiến tính cạnh tranh trong làng mẫu trẻ trở nên vô cùng khắc nghiệt. Khi mà việc làm mẫu hay diễn viên ở tuổi vị thành niên là một cơ hội dẫn đến thành công cả đời cho các em. Tuy nhiên, công việc này cũng đi cùng rất nhiều nguy cơ. Trên thực tế, không phải người mẫu nào bước vào nghề khi còn trẻ cũng sẽ trở thành một Kate Moss hay Cindy Crawford tương lai.
Lạm dụng người mẫu thời trang dưới tuổi vị thành niên là vấn nạn không hề nhỏ trong giới mộ điệu. |
Các nhà mốt gần đây có xu hướng “ưu ái” sử dụng người mẫu trẻ bởi giá của họ rẻ hoặc thậm chí các công ty chỉ cần trả cho người mẫu quần áo thay vì tiền như quy định. Hơn nữa, người mẫu thiếu niên thường được đánh giá cao bởi gương mặt ngây thơ thánh thiện cùng cơ thể “mình hạc xương mai” với vòng 1 phẳng lì, hai điều kiện lý tưởng để làm bức nền hoàn hảo nâng tầm đẳng cấp cho các thiết kế của nhà tạo mẫu.
Thêm vào đó, người mẫu dưới tuổi vị thành niên có tâm sinh lý chưa ổn định. Tất cả những điều này khiến họ bị cuốn vào guồng máy “nghiền người” rất phổ biến của làng mẫu và dễ bị cám dỗ bởi các thói hư tật xấu tiềm ẩn đầy rẫy trong ngành công nghiệp phục vụ cái đẹp này.
Cao Nhất Lăng, người mẫu 12 tuổi có chiều cao ấn tượng: 1m77 |
Đây tưởng chừng như là điều khó tin nhưng trong giới thời trang, người mẫu trẻ tuổi thường xuyên phải chịu sự đối xử không công bằng như vậy. Người mẫu nổi tiếng Emily Fox đã từng nói: “Đây là ngành nghề không hề dễ dàng, bạn chắc chắn sẽ khó mà có cuộc sống như mơ”. |
Trở thành người mẫu thời trang từ năm 16, Emily từng xuất hiện trên bìa báo Vogue Ý và đã sải bước trên các sàn Runway nổi tiếng khắp thế giới. Tuy vậy, dù đã 25 tuổi nhưng mức thu nhập hàng năm của Emily chỉ vỏn vẹn 20,000 đô la. Đây là mức thu nhập trung bình trong giới người mẫu. Trong khi với những người may mắn như người mẫu nổi tiếng Joan Smalls, thu nhập hàng năm của Joan lên tới 5,5 triệu đô la.
Một nguy cơ khác thậm chí còn đáng sợ hơn nhiều là việc bị lạm dụng tình dục. Một người mẫu tuổi teen giấu tên từng khẳng định những “yêu râu xanh” thích quấy rối trẻ em đang ngày càng tăng thêm trong làng mốt. Chân dài này cho biết: “Bạn chỉ an toàn nếu bạn thông qua một công ty quản lý người mẫu. Tuy nhiên, tôi từng nghe nhiều người mẫu tự liên hệ với nhiếp ảnh gia qua internet và cuối cùng phải vào khách sạn với một phó nháy giả hiệu”.
Dưới sự hào nhoáng của những tấm bìa tạp chí tên tuổi và những sàn diễn tầm cỡ thế giới, có lẽ thế giới người mẫu giờ đây đã trở thành cuộc chiến tàn nhẫn và khốc liệt với các cô gái trẻ. Cựu quản lí người mẫu Carolyn Kramer đã từng nói “chỉ khi nào bạn là người mẫu nổi tiếng như Giselle hay Christy Turlington, bạn sẽ được đối xử như người dòng dõi quý tộc. Còn đâu 99% người mẫu sẽ chỉ bị coi như là những đứa con ghẻ của giới thời trang thôi”.
Để đảm bảo an toàn cho người mẫu, một số công ty người mẫu ở một số nước đã có những quy định dành riêng cho chân dài tuổi teen. Trong đó, họ thỏa thuận trước là mẫu vị thành niên sẽ không phải chụp nội y, áo tắm hay trang phục hở hang, không phải chụp những shot hình có liên quan đến thuốc lá hay rượu.
Góc khuất mẫu nude: Tai nạn, tai tiếng và cám dỗ
Nghề chụp ảnh nude ở Việt Nam mới là tự phát, các nhiếp ảnh gia đến với nghề chỉ học hỏi qua các đồng nghiệp ... |
Hệ luỵ cay đắng phía sau ánh hào quang của nghề mẫu nhí
Việc người mẫu vị thành niên được trả lương thấp là chuyện đương nhiên trong làng mốt thế giới. Trong khi đó, họ vẫn phải ... |
Người mẫu ngoại cỡ từng bị nhiếp ảnh gia chuốc thuốc mê và ép quan hệ tình dục
Người mẫu ngoại cỡ Maria Jimenez Pacifico từng là nạn nhân của hai lần quấy rối tình dục, thậm chí đã báo cảnh sát nhưng ... |