ĐBQH bức xúc vì sự 'dối trá' trong thông tin về sự cố cháy công ty Rạng Đông

Liên quan tới sự cố cháy Công ty Rạng Đông, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, quận Thanh Xuân đã dối trá trong khi thành phố Hà Nội thiếu trách nhiệm trước một sự cố môi trường nghiêm trọng, có một không hai tại thành phố.
avatar_1567680001479

Phó trưởng Ban Dân nguyện Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, chính quyền Hà Nội đã thiếu trách nhiệm trong sự cố nghiêm trọng tại Công ty Rạng Đông. (Ảnh: Gia Hân)

Phải kiểm điểm lãnh đạo quận Thanh Xuân

Đại biểu Nguyễn Bá Sơn, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng, nhìn nhận việc chính quyền quận Thanh Xuân ra quyết định thu hồi thông báo của UBND phường Hạ Đình, và vội vã ra thông báo mọi chỉ số môi trường đều an toàn với người dân, trái ngược với kết quả chính thức mà Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên - Môi trường) vừa công bố trong tối qua, 4/9 là “không ổn”.

Từ đó, ông Sơn cho rằng, trong sự việc này phải kiểm điểm chính các lãnh đạo UBND quận Thanh Xuân, chứ không không phải kiểm điểm trách nhiệm của Ủy ban nhân dân phường Hạ Đình.

Cùng quan điểm này, Phó trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng đánh giá, qua diễn biến vụ việc những ngày vừa qua, dư luận không đồng tình với UBND quận Thanh Xuân trong việc phản ứng với thông báo của UBND phường Hạ Đình, cũng như đưa ra thông báo an toàn một cách một vội vã, thiếu cơ sở.

“Qua sự việc, chúng ta thấy rằng UBND phường Hạ Đình đã phản ứng rất nhạy cảm với vấn đề. Và việc UBND quận Thanh Xuân yêu cầu thu hồi cảnh báo và đề nghị kiểm điểm lãnh đạo phường vì ra thông báo cảnh báo người dân là vô trách nhiệm, chưa cần nói đến là sai luật”, ông Nhưỡng nhấn mạnh.

Ngoài ra, việc quận Thanh Xuân ra thông báo an toàn, trái ngược hoàn toàn với kết quả chính thức của Bộ Tài nguyên - Môi trường vừa công bố, theo ông Nhưỡng, là sự “dối trá” cần phải kiểm điểm những cán bộ có thẩm quyền ở quận để răn đe, tránh tình trạng báo cáo láo đã ăn vào máu thịt của nhiều cán bộ trong bộ máy công quyền lâu nay.

"Chính quyền thành phố Hà Nội phải có trách nhiệm nhưng lại không làm"

Bên cạnh đó, Phó trưởng Ban Dân nguyện cũng cho rằng, trong vụ việc này, chính quyền Thành phố Hà Nội cũng thiếu trách nhiệm trước một sự cố nghiêm trọng, có một không hai xảy ra trên địa bàn thành phố.

“Rõ ràng, chính quyền Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo không kịp thời, thiếu đi những biện pháp để xử hiệu quả, đặc biệt trong vấn đề xử ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn cho người dân”, ông Nhưỡng nhấn mạnh.

Theo ông Nhưỡng, Thành phố Hà Nội còn khiến dư luận “khó hiểu” khi không có động thái gì trước việc Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân thu hồi văn bản cảnh báo mà phường Hạ Đình đã ban hành trước đó, thậm chí còn kiểm điểm người ban hành văn bản cảnh báo.

“Trong việc này, lẽ ra Thành phố phải có trách nhiệm nhưng lại không làm. Thậm chí khi người ta làm có trách nhiệm thì lại lờ đi không bênh vực, cũng không công khai thông tin. Vì thế, dư luận có quyền đặt dấu hỏi về việc Thành phố bao che cho quận Thanh Xuân - đơn vị liên quan trực tiếp nhưng cũng chưa có động thái kịp thời ứng phó với sự cố”, ông Nhưỡng khẳng định.

Minh bạch mức độ ô nhiễm và biện pháp khắc phục để dân biết

Trong khi đó, bà Bùi Thị An, nguyên đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội khóa 13, nguyên Ủy viên Ủy ban Khoa học Công nghệ - Môi trường của Quốc hội, thì nhìn nhận chính quyền Hà Nội đã chưa lường hết được hậu quả khủng khiếp về môi trường trong sự cố cháy Công ty Rạng Đông, nên chưa có cách ứng phó, xử kịp thời trong khi điều duy nhất được đánh giá cao chính là văn bản khuyến cáo ban đầu của phường Hạ Đình ngay sau vụ cháy lại bị thu hồi vì do rất khó hiểu.

“Rủi ro thì ở nước nào cũng có thể xảy ra, nhưng quan trọng là chính quyền và các cơ quan chức năng phải minh bạch thông tin, xử vấn đề nhanh chóng để đảm bảo cuộc sống cho người dân”, bà An nói.

Từ đó, bà An cho rằng, giải pháp hiện tại là Hà Nội phải huy động cơ quan y tế, môi trường để kiểm tra sức khỏe cho người dân và đánh giá mức độ ô nhiễm do thủy ngân phát tán vào môi trường để đưa ra biện pháp khắc phục sớm, từng bước xử , giải quyết cho người dân trong khu vực bị ảnh hưởng.

“Điều quan trọng các chỉ số ô nhiễm thế nào và giải pháp đưa ra thế nào thì cần phải công khai minh bạch để dân bàn cùng và dân lựa chọn”, bà An khuyến nghị, đồng thời cho rằng, đây là sự cố môi trường nghiêm trọng nên Thành phố phải có trách nhiệm, chứ không thể để chính quyền cấp dưới tự làm.

Mất bò mới lo làm chuồng

Cũng theo bà Bùi Thị An, từ nhiệm kỳ 2004-2011, khi bà còn làm đại biểu Hội đồng nhân dân Hà Nội nhiệm kỳ 2004-2011, chủ trương di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm, độc hại ra khỏi nội đô đã được quyết định nhưng từ đó đến nay vẫn chưa thực hiện.

Từ đó, bà An đề nghị, ngay sau vụ việc này Hà Nội cần rà soát lại ngay trên địa bàn có những cơ sở sản xuất sử dụng hóa chất độc hại, nguy cơ ô nhiễm giống như Rạng Đông để sớm yêu cầu di dời khỏi nội thành.

"Chúng ta không thể để những kho hóa chất vô cùng độc hại, giống như những "quả bom nổ chậm" ở giữa khu dân cư có hàng chục nghìn người đang sinh sống. Đây là bài học nhãn tiền, đừng lặp lại câu chuyện 'mất bò mới lo làm chuồng'", bà An nêu.

Như Thanh Niên đã đưa tin, đêm 28/8 rạng sáng ngày 29/8,tại Công ty Rạng Đông diễn ra cháy lớn. Ngày 29/8, ngay sau đám cháy, Ủy ban nhân dân phường Hạ Đình ra văn bản đã khuyến nghị người dân không tiêu thụ các loại rau, hoa quả, gia cầm, cá, lợn... trong bán kính 1 km kể từ tâm đám cháy trong thời gian 21 ngày…

Ngay sau đó, Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân đã ra quyết định thu hồi văn bản cảnh báo này và đề nghị kiểm điểm Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Hạ Đình vì đã ra văn bản khuyến cáo không đúng thẩm quyền, gây hoang mang. Tới chiều ngày 30.8, Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân ra văn bản khẳng định các chỉ số môi trường khu vực cháy vẫn an toàn với người dân.

Tuy nhiên, chiều tối ngày hôm qua, 4/9, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Võ Tuấn Nhân cho biết thông tin có 15,1- 27,2 kg thủy ngân đã phát tán ra môi trường. Về kết quả quan trắc, theo Nhân, trong 12 mẫu chất thải rắn, tro xỉ sau cháy để xác định nồng độ thuỷ ngân thì có 1 mẫu vượt 1,3 lần quy chuẩn Việt Nam, và đó là mẫu lấy từ cống nước thải cách nhà máy 1,5 km đổ ra sông Tô Lịch. Ngoài ra, trong 8 mẫu nước thì có 1 mẫu có giá trị vượt quy chuẩn 2,76 lần. Trong khi đó, có 12/13 mẫu trầm tích, bùn đáy, vượt quy chuẩn.

Từ đó, Bộ Tài nguyên - Môi trường xác định phạm vi vùng có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người dân là trong khoảng cách 500 m tính từ hàng rào nhà máy bị cháy và cho hay, đã kiến nghị TP. Hà Nội phối hợp với Bộ Quốc phòng triển khai tẩy độc khu vực bị cháy. Ngoài ra, khuyến cáo người dân trong vùng phạm vi bán kính cách hàng rào nhà kho cháy đến 500m áp dụng các biện pháp vệ sinh, phòng ngừa phơi nhiễm bảo vệ sức khỏe.

chọn
Những ông lớn địa ốc hiện diện tại 'Đất Tổ' Phú Thọ
Vài năm trở lại đây, Phú Thọ liên tục đón các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản như GP Invest, T&T hay BV Land... Hiện nay, Ecopark và Tasco cũng đang hướng đến dự án bất động sản đầu tiên tại địa phương này.