Để tránh bị kiện, ĐH Việt Nam không nên 'cứ hô hào sinh viên vào trường, cứ nộp tiền, rồi học thế nào cũng được'

Từ chuyện sinh viên kiện trường đại học ở Anh, GS Đặng Ứng Vận cho rằng, các trường Việt Nam cần tránh tình trạng "cứ hô hào sinh viên vào trường, cứ nộp tiền, rồi học thế nào cũng được, ra trường kiểu gì cũng có việc làm".
de tranh bi kien dh viet nam khong nen cu ho hao sinh vien vao truong cu nop tien roi hoc the nao cung duoc Gợi ý giải đề thi khảo sát lớp 12 môn Ngữ văn như thi THPT quốc gia năm 2018
de tranh bi kien dh viet nam khong nen cu ho hao sinh vien vao truong cu nop tien roi hoc the nao cung duoc Học sinh lớp 12 Hà Nội bắt đầu thi khảo sát môn Ngữ văn như thi THPT quốc gia
de tranh bi kien dh viet nam khong nen cu ho hao sinh vien vao truong cu nop tien roi hoc the nao cung duoc Một bệnh nhân 'sống lại lần hai' khi cắt bỏ được khối u tụy nội tiết hiếm gặp
de tranh bi kien dh viet nam khong nen cu ho hao sinh vien vao truong cu nop tien roi hoc the nao cung duoc Trung tâm Y tế huyện kiểm tra việc học sinh bị mẩn ngứa nghi do thuốc muỗi ở Trường THCS An Khánh

Liên quan đến trường hợp một nữ sinh viên đưa đơn kiện trường đại học Anglia Ruskin (Anh) vì bằng đại học 'không có giá trị', chúng tôi đã có cuộc trao đổi với GS.TSKH, NGND Đặng Ứng Vận, Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Hóa học, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Hòa Bình - Hà Nội liên quan đến vấn đề đào tạo đại học ở Việt Nam.

Sự khác biệt giữa doanh nghiệp với trường tư

de tranh bi kien dh viet nam khong nen cu ho hao sinh vien vao truong cu nop tien roi hoc the nao cung duoc
GS.TSKH, NGND Đặng Ứng Vận - Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Hóa học. Ảnh: Đình Tuệ.

Là một nhà giáo và quản lý giáo dục có nhiều năm kinh nghiệm, GS Đặng Ứng Vận chỉ ra một số nét cơ bản để phân biệt doanh nghiệp với trường đại học tư. Ông cho rằng, nhiều người luôn mặc định trường tư là doanh nghiệp nhưng thực tế không hẳn là như vậy.

GS Vận cho biết: Để doanh nghiệp có thể phát triển được thì phải xây dựng một thị trường hoàn hảo. Ở xã hội ta, phần lớn vẫn chưa chấp nhận quan niệm về một thị trường giáo dục. Do đó, thị trường giáo dục ở nước ta thì gọi là chưa hoàn hảo.

Hệ thống trường công thì Nhà nước vẫn đầu tư. Nếu tự chủ thì cũng trên cơ sở Nhà nước rót vốn cho đơn vị dưới dạng tài sản hiến tặng như cơ sở vật chất, trang thiết bị... Còn trường tư thì phải tự chủ toàn bộ mọi thứ.

Nếu chuyển hẳn sang hoạt động như một doanh nghiệp thì phải tiến hành tự cổ phần hóa. Còn nếu chưa cổ phần hóa mà hoạt động như một trường bình thường nhưng chuyển sang phương thức tự chủ thì chưa phải là doanh nghiệp. Tự chủ thì có 4 dạng gồm: Tự chủ tài chính, tổ chức, nhân sự và học thuật.

Nếu so sánh với doanh nghiệp thì trường tư không thể so được. Bởi, doanh nghiệp lập ra hôm nay thì ngày mai có thể giải thể luôn, xử lý vỡ nợ xong là xong. Còn trường đại học không thể làm thế được, sinh viên sẽ nháo nhác lên ngay lập tức.

Mục đích của doanh nghiệp là kinh doanh, còn mục tiêu của trường đại học là giáo dục đào tạo. Nhà trường không thể có "trao đổi ngang giá" như ở doanh nghiệp.

Hơn nữa, giáo dục phải có tính ổn định, nếu không thì không đảm bảo chất lượng. Còn doanh nghiệp thì bản chất của nó đã là không ổn định. Thị trường thay đổi thì doanh nghiệp bắt buộc thay đổi theo và theo cơ chế thị trường. Còn bản thân thị trường giáo dục là thị trường không hoàn hảo.

Nếu sinh viên kiện trường, hiệu trưởng sẽ làm gì?

Về câu chuyện truyền thông quảng cáo của các trường về chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo của mình có phần bị "vênh" nhau, GS Đặng Ứng Vận cho rằng, nhiều khi ở trong nước có nhận thức quá lệch lạc so với các trường nước ngoài.

de tranh bi kien dh viet nam khong nen cu ho hao sinh vien vao truong cu nop tien roi hoc the nao cung duoc
Sinh viên ra trường có việc làm luôn là mối quan tâm của nhiều gia đình, nhà trường. Ảnh minh họa: Internet.

"Cô sinh viên người Anh đứng ra kiện trường đại học là hoàn toàn có thể vì trường đưa thông tin không chuẩn xác. Khi vào học thì trường khẳng định chất lượng đào tạo tốt, ra trường có việc làm ngay. Nhưng khi học xong, sinh viên ra vẫn không xin được việc dù có bằng xuất sắc.

Cho nên, một trường nghiêm túc bao giờ cũng phải kèm theo các điều kiện nữa để sinh viên ra trường có việc làm. Nếu trường nói đảm bảo việc làm cho các em sinh viên cũng cần có điều kiện, chứ đừng nên đưa ra các con số vô điều kiện.

Tránh tình trạng các trường cứ hô hào sinh viên vào trường, cứ nộp tiền, rồi học thế nào cũng được để ra trường kiểu gì cũng có việc làm là không được. Điều này rất nên tránh trong công tác quảng bá truyền thông trong trường đại học.

Ngoài ra, khi ra trường các em không nên ngại ngần quá về việc thay đổi nghề nghiệp. Bởi như phân tích ở trên, trong trường ĐH rất khó để dạy được hết những thứ mà xã hội cần, xã hội lại luôn biến động. Khi ta dùng cái khả biến, biến động mà muốn xử lý một cái rất cố định với tư tưởng, trường dạy em cái này thì em phải làm việc đó thì thất bại là điều đương nhiên.

Khi ra trường nếu muốn làm việc thì cần thiết phải học bổ sung kiến thức cả ở doanh nghiệp. Đôi khi cũng không nên quá cứng nhắc là do trường dạy kém nên ra trường không tìm được việc làm phù hợp.

Khi đi kiểm định chất lượng, chúng tôi rất coi trọng sinh viên có khả năng thích ứng nhanh, năng động. Nhà trường thì không thể thay đổi theo xã hội vì đào tạo 4 - 5 năm mới ra được một lứa sinh viên, sau thời gian này xã hội biết đâu lại hình thành một nghề khác", GS Vận nói.

Nếu đặt vị trí mình là Hiệu trưởng của Trường Đại học Anglia Ruskin (Anh) mà nhận được đơn kiện của sinh viên vì bị tố gian dối, GS Vận cho biết: "Đầu tiên, tôi sẽ mời em đó lên để trao đổi xem em đó học hành ra sao. Ngành học ấy trường sẽ chuẩn bị cho nghề nào. Tại sao các doanh nghiệp mà em này đi phỏng vấn tìm việc họ lại từ chối mà không tuyển dụng?...

Có hai khả năng, có thể do em sinh viên này học hành chưa cẩn thận, nhưng nếu là sinh viên có bằng xuất sắc thì điều này ít xảy ra. Thứ hai, nơi mà em sinh viên này đến nộp hồ sơ nhưng nghề đó lại không đòi hỏi kiến thức không phù hợp. Đây cũng có thể là dịp để trường điều chỉnh chương trình đào tạo".

de tranh bi kien dh viet nam khong nen cu ho hao sinh vien vao truong cu nop tien roi hoc the nao cung duoc Không học được gì để làm việc, sinh viên nước ngoài kiện trường đại học: 'Giật mình' nhìn về giáo dục Việt Nam

Từ việc một sinh viên kiện lại trường đại học ở Anh vì cho rằng quảng cáo chương trình đào tạo sai sự thật, một ...

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025. Cùng điểm qua những điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.