Từ chuyện sinh viên nước ngoài kiện đại học vì 'bằng vô giá trị': Nhiều trường Việt Nam công bố 'vống' tỷ lệ sinh viên có việc làm?

Theo GS.TSKH Đặng Ứng Vận, tỷ lệ sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành thấp hơn rất nhiều con số mà nhiều trường đại học công bố.
tu chuyen sinh vien nuoc ngoai kien dai hoc vi bang vo gia tri nhieu truong viet nam cong bo vong ty le sinh vien co viec lam Nếu bằng cấp không giúp có việc làm, sinh viên Việt Nam có thể kiện trường đại học?
tu chuyen sinh vien nuoc ngoai kien dai hoc vi bang vo gia tri nhieu truong viet nam cong bo vong ty le sinh vien co viec lam Không học được gì để làm việc, sinh viên nước ngoài kiện trường đại học: 'Giật mình' nhìn về giáo dục Việt Nam
tu chuyen sinh vien nuoc ngoai kien dai hoc vi bang vo gia tri nhieu truong viet nam cong bo vong ty le sinh vien co viec lam Nữ sinh xuất sắc kiện trường vì nhận bằng đại học vô giá trị

Việc công bố tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc là một trong các điều kiện để Bộ GD&ĐT xem xét có cho trường đó tiếp tục tuyển sinh hay không. Tuy nhiên, nhiều người không khỏi thắc mắc, tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm đúng chuyên ngành mà các trường đại học công bố thường ở mức khá cao từ 70 - 90% liệu có đáng tin cậy?

Có trường công bố trên 80% sinh viên có việc làm nhưng thực tế chỉ 50%

tu chuyen sinh vien nuoc ngoai kien dai hoc vi bang vo gia tri nhieu truong viet nam cong bo vong ty le sinh vien co viec lam
GS.TSKH Đặng Ứng Vận - Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư ngành hóa. Ảnh: Đình Tuệ.

Theo GS.TSKH Đặng Ứng Vận - Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư ngành Hóa, nguyên Hiệu trưởng Đại học Hoà Bình, số liệu thống kê gần đây tại Mỹ cho thấy, trường đào tạo sinh viên ra làm việc đúng với chuyên ngành tỉ lệ cao nhất là Học viện hàng không quân đội, khoảng 70%.

"Tại Việt Nam, khi chúng tôi đi kiểm định các trường về tỉ lệ cử nhân ra trường sau một năm làm việc đúng chuyên ngành thì chỉ có khối các trường Y - dược, các trường khác tỉ lệ thấp hơn nhiều so với con số xấp xỉ 90% mà họ công bố.

Thực ra, khi cung cấp một nguồn nhân lực cho xã hội, muốn được lựa chọn thì trường phải cung cấp dư thừa. Xã hội hay nghề nghiệp đều có sự biến động, mỗi doanh nghiệp lại có những bí quyết phát triển khác nhau cả về tổ chức, cạnh tranh, hàng hóa, quy trình sản xuất, quản lý... Làm sao các trường đại học biết hết để mà dạy cho được?

Nếu ta đưa giáo dục vào thị trường làm như một doanh nghiệp thì chắc chắn không có tỉ lệ cao như vậy, ta không nên ảo tưởng.

Ngay cả Học viện hàng không quân đội Mỹ, vẫn còn khoảng 30% sinh viên tốt nghiệp sẽ ra ngoài làm công việc khác.

Ở Việt Nam, vẫn cần có một đơn vị độc lập để đánh giá ngoài con số cử nhân có việc làm ở các trường. Tôi nằm trong đoàn đánh giá ngoài đó, có trường công bố tỉ lệ hơn 80% nhưng sau khi đoàn tới đánh giá, tỉ lệ thực tế chỉ hơn 50% mà thôi", GS Vận thông tin.

Nguyên Hiệu trưởng Đại học Hoà Bình cho biết thêm, bằng phương thức khảo sát trực tiếp độc lập, đoàn đánh giá ngoài sẽ khảo sát được tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường sát thực tế hơn so với con số các trường báo cáo. Nếu Bộ GD&ĐT muốn có tư duy và hoạch định chính sách chiến lược thì phải đi khảo sát độc lập.

Đoàn sẽ yêu cầu trường cung cấp thông tin về sinh viên tốt nghiệp năm ấy bao nhiêu người, đại chỉ liên lạc, email, số điện thoại để có bộ phận phỏng vấn trực tiếp. Thế nào là đúng ngành nghề cũng cần làm rõ. Bản thân nhu cầu việc làm của đất nước cũng thay đổi.

Bên cạnh đó, GS Đặng Ứng Vận cho hay, để có được thông tin chính xác thì những người đi khảo sát cũng cần phải học. Phải có bộ câu hỏi khoa học, logic rồi mới điều tra. Trên cơ sở này, có phần mềm sẽ đánh giá được độ tin cậy của thông tin đến đâu, tất nhiên vẫn có một tỉ lệ dung sai. Đa số các trường vẫn dùng phương pháp khảo sát ở cấp độ sơ khai.

Ví dụ, trong phiếu hỏi: Em có việc làm đúng ngành nghề không? Sinh viên sẽ tích “có”, “không” hoặc “chưa rõ”. Bộ phiếu khảo sát này phát đi rồi tập hợp lại là không hiệu quả. Ta phải có bộ khảo sát nghiêm túc. Cần đề phòng cả người được hỏi để họ trả lời thật. Khi thiết kế câu hỏi cần cố gắng tìm ra được những người trung thực thì mới có câu trả lời chính xác.

Cần kiểm tra kỹ các con số sinh viên có việc mà trường công bố

tu chuyen sinh vien nuoc ngoai kien dai hoc vi bang vo gia tri nhieu truong viet nam cong bo vong ty le sinh vien co viec lam
TS Nguyễn Tùng Lâm. Ảnh tư liệu: Đình Tuệ.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, các trường muốn tuyển sinh thì phải công bố tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường.

TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội đánh giá cao điểm mới này. Ông cho rằng, nếu các trường làm được vấn đề này một cách nghiêm túc, chuẩn xác thì cả phụ huynh và học sinh đều rất tin tưởng, xã hội đồng tình ủng hộ.

"Tuy nhiên, cũng cần đặt ngược vấn đề là nếu các trường công bố sai các số liệu này, hoặc công bố 'cho có' thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm, có bị xử lý gì hay không? Việc đưa ra tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường cũng góp phần hạn chế số lượng hồ sơ ảo của thí sinh vì ít nhất, các em cũng có một niềm tin, cơ sở để nộp và thi vào trường đó.

Ngoài ra, nếu công bố các chỉ số này thì nhất thiết phải được kiểm định bởi một cơ quan, tổ chức có uy tín. Không thể có chuyện các trường công bố sao thì thí sinh và phụ huynh nghe vậy.

Hơn nữa, ta phải hiểu sinh viên phải có việc làm đúng với ngành nghề được đào tạo. Giả sử anh học Công nghệ thông tin nhưng ra trường lại đi làm về sửa xe máy thì cũng không thể gọi là làm đúng chuyên ngành được", ông Lâm nhấn mạnh.

Mới đây, Pok Wong, cô gái 29 tuổi đến từ Hong Kong đã đưa đơn khởi kiện trường Đại học Anglia Ruskin (Cambridge, Anh) với lý do hai năm học tập ở đây chẳng mang lại cho cô điều gì mặc dù cô tốt nghiệp xuất sắc.

Cô cho rằng, việc trường này khẳng định về “một nền giáo dục có chất lượng và triển vọng việc làm sau khi tốt nghiệp” là gian dối. Wong đòi số tiền bồi thường 60.000 USD vì đây là chi phí cho 2 năm theo học tại đây.

tu chuyen sinh vien nuoc ngoai kien dai hoc vi bang vo gia tri nhieu truong viet nam cong bo vong ty le sinh vien co viec lam Để tránh bị kiện, ĐH Việt Nam không nên 'cứ hô hào sinh viên vào trường, cứ nộp tiền, rồi học thế nào cũng được'

Từ chuyện sinh viên kiện trường đại học ở Anh, GS Đặng Ứng Vận cho rằng, các trường Việt Nam cần tránh tình trạng "cứ ...

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.