Sinh viên xuất sắc làm việc trái ngành có phải vì 'bằng đại học vô giá trị'?

Liên quan đến chuyện sinh viên kiện đại học ở Anh vì cho rằng 'bằng vô giá trị', chúng tôi đã trao đổi với một số sinh viên Việt Nam tốt nghiệp loại giỏi nhưng làm việc trái ngành.
sinh vien xuat sac lam viec trai nganh co phai vi bang dai hoc vo gia tri Nữ sinh xuất sắc kiện trường vì nhận bằng đại học vô giá trị

Vừa qua, Pok Wong, một sinh viên 24 tuổi đã đưa đơn kiện trường ĐH Anglia Ruskin (Anh). Cô khẳng định rằng 2 năm học tập ở đây chẳng mang lại cho cô điều gì mặc dù cô tốt nghiệp xuất sắc. Pok Wong cho rằng, việc trường này khẳng định về “một nền giáo dục có chất lượng và triển vọng việc làm sau khi tốt nghiệp” là gian dối.

Tại Việt Nam, nhiều sinh viên sau khi ra trường, ngay cả sinh viên tốt nghiệp loại giỏi cũng không làm việc đúng chuyên ngành. Liệu có phải trường đại học không cung cấp đủ kiến thức để sinh viên có thể làm việc sau khi ra trường hay còn lý do nào khác?

Cùng trò chuyện với một số cựu sinh viên sở hữu tấm bằng loại giỏi để biết quan điểm của họ về vấn đề này.

sinh vien xuat sac lam viec trai nganh co phai vi bang dai hoc vo gia tri
Pok Wong - cô gái kiện đại học ở Anh vì cho rằng "bằng vô giá trị".

Chị T.T.B.T (SN 1993, TP HCM), đã hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Lí luận Văn học trường ĐH Sư phạm Hà Nội, hiện đang là biên tập viên báo chí cho hay:

“Sau khi ra trường, mình đã đứng lớp trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, áp lực từ đồng nghiệp, công việc, môi trường khiến mình cảm thấy không phù hợp.

Mình thích công việc thoải mái, không bó buộc, môi trường năng động hơn là mô phạm. Ngoài ra công việc của một giáo viên mức lương thấp, không đủ chi phí để sinh hoạt. Vậy nên mình đã quyết định chuyển hướng công việc”.

Chia sẻ quan điểm cá nhân về việc “bằng một đằng, làm một nẻo” có gây khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm hay không, chị T. cho rằng bằng cấp chỉ là “chuyện nhỏ”.

“Bằng cấp chỉ giúp mình vượt qua những yêu cầu tối thiểu của một đơn vị tuyển dụng. Cái phục vụ mình nhiều nhất cho công việc hiện tại chính là khả năng thích ứng của mình và những bài học mà mình đã được trau dồi.

Mọi cơ hội cũng như cản trở trong nghề nghiệp đều do sự quyết định của bản thân chứ không phải do tấm bằng. Mình đi làm khá nhiều nơi và hầu như chẳng ai quan tâm đến mình bằng cấp gì mà chỉ chú ý năng suất làm việc, thái độ của mình với công việc như thế nào.

Đó cũng là một trong những điểm mà mình cảm thấy thích khi làm việc ở những công ty tư nhân, công ty nước ngoài. Các doanh nghiệp này không đánh giá con người qua tấm bằng mà đánh giá bằng chính năng lực của họ," chị T.T.B.T nối.

N.V.V. (SN 1995), từng theo học tại Học viện Tài chính - ngành Kinh tế, tốt nghiệp loại giỏi. Anh cũng là sinh viên xuất sắc của trường và thường xuyên dành được nhiều học bổng. Tuy nhiên, sau khi ra trường, anh lại “bẻ lái”, đi làm về mảng nhân sự.

Anh V. chia sẻ: “Tôi đi làm trái nghề ngay từ khi nhận ra những thứ được học không phù hợp với những gì mình mong muốn. Cụ thể, ngành Kinh tế tôi được học khá vĩ mô. Không cụ thể như những ngành khác.

Học tổng hợp rất nhiều thứ thay vì chuyên sâu về một kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ. Vậy nên, tôi tự định hướng và tìm cho mình công việc phù hợp từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường.”

Anh V. cho biết thêm, mặc dù không yêu thích ngành mình theo học nhưng anh vẫn ra trường với tấm bằng loại giỏi. Bởi theo anh, tấm bằng hạng ưu sẽ giúp các nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn về vấn đề chuyên môn và ý thức rèn luyện trong trường học. Vì vậy, cơ hội có việc làm cũng sẽ cao hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, theo anh đây cũng là trở ngại lớn khi anh đi xin việc ở công ty nước ngoài. Anh kể: “Tôi từng gặp nhà tuyển dụng nước ngoài. Họ tỏ ra không thích thú với những sinh viên chỉ chú tâm vào học mà không có kinh nghiệm thực tế. Hiện tại, tấm bằng đại học không phục vụ nhiều cho công việc của tôi”.

Cùng lý do với anh V., chị N.T.T.Q. (SN 1993), cựu sinh viên Học viện Hành chính – chuyên ngành Quản lý nhân sự, hiện đang làm nhân viên Marketing – Quản lý khách hàng chia sẻ, trước khi vào trường, chị có tìm hiểu về ngành nghề, tỷ lệ sinh viên thất nghiệp hằng năm, thậm chí cả những hứa hẹn, đảm bảo về việc tốt nghiệp sẽ có việc làm của nhà trường…

Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp, chị vẫn có thời gian bị khủng hoảng vì mất định hướng trong sự nghiệp.

“Sau khi ra trường, mình mất hơn 1 năm làm những công việc bán thời gian để đi tìm việc đúng chuyên ngành. Các doanh nghiệp hay đơn vị hành chính tuyển dụng trả lương cho vị trí đúng chuyên ngành của mình khá thấp hoặc có những yêu cầu về chuyên môn rất cao, trong khi mình mới ra trường và chưa có kinh nghiệm làm việc mặc dù tốt nghiệp bằng giỏi," chị B. nói.

Tỷ lệ thất nghiệp nhóm cao đẳng và đại học trở lên vào năm 2017 giảm đáng kể so với quý 4/2016.

Quý 1/2017, cả nước có 1.101,7 nghìn người trong độ tuổi lao động thất nghiệp, giảm 8,3 nghìn người so với quý 4/2016, tuy nhiên vẫn tăng 29,5 nghìn người so với quý 1/2016.

Tỷ lệ thất nghiệp của người trong độ tuổi lao động giảm nhẹ, còn 2,30%. Số thanh niên thất nghiệp đã giảm 38,2 nghìn người; tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp thanh niên ở mức 7,29%, cao hơn quý trước và cao hơn cùng kỳ năm 2016.

(Số liệu của Tổng Cục Thống kê và sự tham gia của một số đơn vị trong Bộ LĐ TB&XH năm 2017)

sinh vien xuat sac lam viec trai nganh co phai vi bang dai hoc vo gia tri Để tránh bị kiện, ĐH Việt Nam không nên 'cứ hô hào sinh viên vào trường, cứ nộp tiền, rồi học thế nào cũng được'

Từ chuyện sinh viên kiện trường đại học ở Anh, GS Đặng Ứng Vận cho rằng, các trường Việt Nam cần tránh tình trạng "cứ ...

sinh vien xuat sac lam viec trai nganh co phai vi bang dai hoc vo gia tri Nếu bằng cấp không giúp có việc làm, sinh viên Việt Nam có thể kiện trường đại học?

Theo Luật sư Nguyễn Tri Đức, việc sinh viên kiện trường đại học là chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam, nhưng thực tế ...

sinh vien xuat sac lam viec trai nganh co phai vi bang dai hoc vo gia tri Không học được gì để làm việc, sinh viên nước ngoài kiện trường đại học: 'Giật mình' nhìn về giáo dục Việt Nam

Từ việc một sinh viên kiện lại trường đại học ở Anh vì cho rằng quảng cáo chương trình đào tạo sai sự thật, một ...

chọn
Hiện trạng khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc sau 30 năm quy hoạch
Khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc được quy hoạch từ năm 1994, có vị trí tại phường An Phú, TP Thủ Đức. Cùng xem hiện trạng dự án này sau 30 năm quy hoạch.