Không học được gì để làm việc, sinh viên nước ngoài kiện trường đại học: 'Giật mình' nhìn về giáo dục Việt Nam |
Mới đây, cô Pok Wong, cựu sinh viên Đại Anglia Ruskin (Anh) đã đưa đơn khởi khiện trường cũ và đòi bòi thường số tiền khoảng hơn 60.000 bảng. Pok Wong cho rằng, 2 năm học tập ở đây chẳng mang lại cho cô điều gì mặc dù cô tốt nghiệp xuất sắc. Pok Wong cho hay, việc trường này khẳng định về “một nền giáo dục có chất lượng và triển vọng việc làm sau khi tốt nghiệp” là gian dối.
Đó là câu chuyện ở nước ngoài, tại Việt Nam, số lượng sinh viên thất nghiệp hàng năm là không hề ít. Rất nhiều sinh viên cho rằng, chất lượng đào tạo của trường đại học mà họ theo học là không cao, nặng về lý thuyết nên họ không thể làm được việc khi ra trường. Vậy, liệu sinh viên Việt Nam có thể khởi kiện trường đại học hay không?
Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Tri Đức, Giám đốc Công ty Luật 360, Đoàn Luật sư TP HCM.
Ông Đức cho biết, hiện tại theo luật định, việc sinh viên theo học đại học dù trong hệ thống công lập hay dân lập thì việc chọn trường và ngành học đều do bản thân cá nhân sinh viên tự quyết định.
Luật sư Nguyễn Tri Đức. |
Bên cạnh đó, theo Luật Giáo dục đại học cùng các quy định hiện hành không hề có bất cứ quy định nào về việc các trường đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân với những cam kết tuyển sinh đảm bảo đảm đầu ra, lo việc làm cho sinh viên khi tốt nghiệp ra trường.
Tất cả các trường đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân đều hoạt động theo Luật Giáo dục đại hoc.
"Vì vậy, việc sinh viên sau khi tốt nghiệp cho rằng văn bằng đại học của trường mình theo học không có giá trị, từ đó viện dẫn lí do không tìm được việc làm để khởi kiện trường buộc bồi hoàn học phí là điều khó có cơ sở pháp lý để chứng minh và được tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện," ông Đức nói.
Cũng theo ông Đức, cho đến thời điểm hiện tại chưa có tiền lệ xảy ra vụ việc tương tự như trường hợp của bạn nữ sinh trên. Tuy nhiên, trong trường hợp trường đại học có cam kết đảm bảo việc làm cho sinh viên sau khi ra trường mà không thực hiện được thì sinh viên có thể khởi kiện.
"Sinh viên hoàn toàn có thể kiện trường đại học trong trường hợp nhà trường vi phạm không thực hiện đúng bản cam kết (nếu có) đảm bảo việc làm cho sinh viên khi tốt nghiệp. Bản cam kết là cơ sở pháp lý duy nhất để sinh viên tiến hành khởi kiện và là căn cứ để tòa án xem xét giải quyết,” ông Đức khẳng định.
Giám đốc Công ty Luật 360 cho biết thêm, nếu sinh viên có đủ bằng chứng, cơ sở pháp lý để chứng minh trường mình theo học vi phạm các điều khoản không bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học được quy định tại Chương VII “Luật Giáo dục đại học” hiện hành.
Hậu quả của vi phạm này khiến cho sinh viên không trang bị đủ kiến thức cần có của ngành mình theo học thì khi đó, sinh viên cũng có thể tiến hành khởi kiện nhà trường. Tùy theo tính chất, chứng cứ pháp lý, tòa án sẽ thụ lý giải quyết vụ việc theo thẩm quyền.
Sinh viên trường du lịch hưởng ứng phong trào mặc áo dài ở TP HCM
Trong khi công chức, viên chức TP HCM mặc áo dài đi làm trong suốt tháng 3, sinh viên một trường du lịch trên địa ... |
Chính thức bỏ điểm sàn, 10 điểm/3 môn vẫn đỗ đại học
Điều này hoàn toàn có thể xảy ra, khi bắt đầu từ mùa tuyển sinh 2018, tất cả các trường đại học, cao đẳng trên ... |
Những lưu ý trong kỳ thi THPT quốc gia 2018
Kỳ thi THPT quốc gia năm nay sẽ diễn ra từ ngày 24-28/6. Bộ GD&ĐT lưu ý thí sinh nắm vững quy chế thi, lịch ... |
Lương 1 triệu đồng/ tháng - vào biên chế làm gì?
Dư luận không khỏi xót xa và đặt câu hỏi tại sao có giáo viên tại huyện Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk) lại sẵn sàng ... |
Giáo dục 06:33 | 28/03/2018
Giáo dục 23:30 | 21/03/2018
Giáo dục 23:00 | 20/03/2018
Giáo dục 23:30 | 19/03/2018
Giáo dục 23:00 | 18/03/2018