Mới đây, Pok Wong, cô gái 29 tuổi đến từ Hong Kong đã đưa đơn khởi kiện trường Đại học Anglia Ruskin (Cambridge, Anh) với lý do hai năm học tập ở đây chẳng mang lại cho cô điều gì mặc dù cô tốt nghiệp xuất sắc.
Cô cho rằng, việc trường này khẳng định về “một nền giáo dục có chất lượng và triển vọng việc làm sau khi tốt nghiệp” là gian dối. Wong đòi số tiền bồi thường 60.000 USD vì đây là chi phí cho 2 năm theo học tại đây.
Trước sự việc này, nhiều người liên tưởng tới chất lượng giáo giục đại học Việt Nam hiện nay. Họ phải đặt câu hỏi rằng, liệu các trường đại học trong nước có đào tạo chất lượng đúng với những gì họ "quảng cáo" hay không? Liệu sinh viên Việt Nam có thể kiện trường đại học giống như cô gái người Hong Kong nói trên hay không?
Nữ sinh viên Pok Wong (người Anh) tố cáo tấm bằng đại học vô dụng trong quá trình xin việc. Ảnh: Vnexpress. |
Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Lê Như Tiến - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội khóa XIII. Ông Tiến cho rằng, việc sinh viên khởi kiện trường đại học ở nước ngoài không phải là hiếm.
Ông phân tích: "Sau khi sang nhiều nước công tác và tham quan mô hình giáo dục của họ, việc họ các chương trình đào tạo không đúng như quảng cáo ban đầu là có rất nhiều. Ngay ở nước ta cũng có không ít. Có thể người học bỏ một số tiền ra rất lớn để học tập ở một cơ sở giáo dục nhưng không đạt được yêu cầu về chất lượng. Hiện nay, yêu cầu lớn nhất của đào tạo đại học là chất lượng.
Ông Lê Như Tiến. Ảnh: Internet. |
Các em tốt nghiệp đại học ra phải làm được những gì? Có nhiều em ngơ ngác, không biết làm cái gì cả, phải để cho doanh nghiệp đào tạo lại. Đây là hiện tượng không bình thường của cả giáo dục trong nước và ngoài nước.
Rất nhiều trường đại học quảng cáo rầm rộ nhưng thực chất, đó không phải là nơi dành cho giáo dục đào tạo mà thực chất là nơi thu tiền của sinh viên. Họ biến trường học thành doanh nghiệp, điều này rất nguy hiểm cho nền giáo dục của chúng ta.
Chúng ta đã có nhiều bài học đau xót bởi, có những vị tiến sĩ, thạc sĩ và giáo dục từ xa chỉ cần nộp tiền đầy đủ, sau một thời gian là lấy bằng. Vậy trách nhiệm ở đây thuộc về ai?".
Ông Lê Như Tiến cũng thẳng thắn chỉ ra, trách nhiệm ở đây thuộc về Bộ GD&ĐT. Bộ này phải thẩm định các trường chuẩn mực để học sinh sinh viên theo học, nếu không thì kiên quyết không cho giảng dạy. Bộ phải thể hiện vai trò quản lý, giám sát xem trường nào đủ chuẩn và không đủ chuẩn. Đây cũng là tiếng chuông cảnh báo đối với cả các trường trong và ngoài nước.
PGS.TS Bùi Thị An - nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII chia sẻ: "Ta cần nhìn nhận rằng, Anh là nước có nền luật pháp rất chặt chẽ và được thực thi một cách thường xuyên.
Việt Nam cũng đang phấn đấu theo hướng điều hành quản lý bằng luật, sống và làm việc theo pháp luật. Nhưng tại sao một nữ sinh người Anh là được như vậy, còn sinh viên ở Việt Nam thì lại không, mặc dù trong nhiều cơ sở đào tạo của chúng ta có rất nhiều vấn đề?
Ở nước ta, nữ sinh nếu có bị lừa thì ngay cả chuyện tố cáo với cơ quan Công an cũng rất ít. Trên nền luật pháp có sẵn, các em sinh viên cần trang bị đủ kiến thức về luật và đủ tự tin. Phải xây dựng nếp sống vì pháp luật, ai phạm pháp thì cần phải bị tố cáo, bị xử lý ngay cả việc quảng cáo sai sự thật ở các trường đại học.
Đặc biệt, các em sinh viên cần phải trang bị thật kĩ các kiến thức về luật pháp. Thậm chí, chúng ta đang hướng cho các em học sinh phổ thông bắt đầu học về luật giao thông, luật bình đẳng giới.
Đưa vào chương trình giảng dạy một cách đầy đủ và có thứ tự từ bé đến lớn, phù hợp tùng lứa tuổi. Tâm lý của đa số người Việt Nam là không nắm vững luật, có thể mình bị lừa nhưng lại không dám lên tiếng tố cáo và chịu thiệt thòi".
Cũng theo bà An, từ sự việc này, nhà trường và xã hội phải tìm cách trang bị cho các em học sinh, sinh viên những kiến thức về luật pháp cơ bản như Luật Giao thông, Luật bình đẳng giới... cho đến khi các em đủ 18 tuổi. Các em phải hiểu mình được làm gì và không được làm gì. Từ đó mới kiến tạo nên một xã hội văn minh.
Nữ sinh xuất sắc kiện trường vì nhận bằng đại học vô giá trị
Một cựu sinh viên đã kiện trường đại học ra tòa sau khi khẳng định rằng 2 năm học tập ở đây chẳng mang lại ... |
Giáo dục 06:33 | 28/03/2018
Giáo dục 23:30 | 21/03/2018
Giáo dục 23:00 | 20/03/2018
Giáo dục 23:30 | 19/03/2018
Giáo dục 23:00 | 18/03/2018