Du lịch tháng 5, 'đưa nhau đi trốn' ở đâu? |
Lễ hội Gióng
Thời gian: Từ ngày 20 - 26/5 (6 - 12/4 âm lịch)
Địa điểm: Đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội
Hà Nội có hai Lễ hội Gióng, một ở Sóc Sơn (diễn ra vào ngày 6 tháng Giêng) và một ở huyện Gia Lâm (diễn ra từ 6 - 12/4 âm lịch) nhằm tưởng nhớ và tri ân công đức của Thánh Gióng. Lễ hội Gióng ở huyện Gia Lâm tổ chức muộn hơn và có những đặc trưng rất riêng. Hàng năm, lễ hội truyền thống này thu hút sự quan tâm của du khách thập phương.
Điểm đặc sắc: Lễ hội gồm phần lễ và hội. Phần lễ gồm: Lễ tế Thánh tại đền Thượng, Ngoại đàn tại sân đền Thượng, Rước Khám đường, Lễ rước cỗ về đền Mẫu và Lễ hội trận truyền thống với 2 trận đánh cờ tại Đống Đàm và Soi Bia. Phần hội là các hoạt động văn hóa nghệ thuật như hát tuồng, cải lương, quan họ…
Lễ hội Gióng diễn ra từ ngày 20 - 26/5 (6 - 12/4 âm lịch) tại đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. (Ảnh: Vietkings) |
/////
Lễ hội chùa Dâu
Thời gian: 22/5 (Tức ngày 8/4 âm lịch)
Địa điểm: Xã Thanh Khương, Huyện Thuận Thành, Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh
Vào ngày chính hội (mùng 8/4 âm lịch), nhân dân các làng trong vùng sẽ tổ chức rước tượng Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) từ chùa làng về tụ hội tại chùa Dâu.
Điểm đặc sắc: Lễ hội chùa Dâu nổi bật với tục cướp nước. Hai kiệu Pháp Lôi (bà Sấm) và Pháp Vũ (bà Mưa) sẽ đua nhau chạy ra tam quan. Kiệu rước nào đến trước thì sẽ lấy được nước. Người dân xem ai về đích trước để dự báo mùa màng. Nếu bà Mưa thắng thì năm ấy được mùa còn nếu bà Sấm thắng thì năm ấy ruộng đồng lắm sâu bọ, làm ăn trắc trở.
Ngoài dự lễ hội, du khách còn được tham gia nhiều hoạt động văn hoá dân gian độc đáo như: Nghe hát quan họ trên thuyền rồng, hát ca trù, múa rối nước, đánh cờ người, thả chim bồ câu…
Lễ rước kiệu tại Hội chùa Dâu. (Ảnh: My Tour) |
///
Lễ hội cầu Ngư
Thời gian: Ngày 28/5 (14/4 âm lịch)
Địa điểm: TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
Hay còn gọi là Lễ hội Cá Ông là nét đẹp văn hoá của ngư dân các làng chài ven biển Nam Trung bộ. Lễ hội cầu ngư cũng là một trong những lễ hội truyền thống thể hiện văn hóa tín ngưỡng mang đậm chất nghi lễ dân gian của vùng đồng bằng duyên hải miền Trung. Lễ hội tái hiện lại một cách sinh động phong tục truyền thống thờ cúng Cá Ông theo những truyền thuyết mang đậm nét văn hóa dân gian.
Điểm đặc sắc: Trong ngày lễ, bàn thờ được được trang hoàng rực rỡ và trang nghiêm. Nhà nhà đều bày hương án, đồ lễ cúng.
Nét đặc sắc nhất trong lễ hội là lễ rước trên biển. Tất cả các tàu thuyền ra khơi đều đến vị trí đã định trước để “xin keo” để xin sự chứng giám của “cá ông” với lòng thành của người đi biển. Đêm đến là lễ dâng hương. Sau phần nghi lễ long trọng đó là các trò chơi dân gian vùng biển: lắc thúng, đua thuyền, bơi lội, kéo co, hay hát hò khoan, hát tuồng.
Lễ hội cầu Ngư diễn ra tại xã Bảo Ninh huyện Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. (Ảnh: Quảng Bình) |
///
Hội đình Bình Thủy
Thời gian: Ngày 28/5 (14/4 âm lịch)
Địa điểm: Phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ
Là một trong 3 hội đình lớn nhất miền Tây với không khí náo nhiệt, tươi vui, thu hút hàng nghìn người dân Cần Thơ tham gia.
Điểm đặc sắc: Lễ hội nổi bật với các trò chơi dân gian như thả vịt, kéo co, hát bội, hát tiều, nữ công gia chánh… được duy trì phong phú từ xưa cho đến nay.
Sau phần lễ gồm có việc rước sắc thần cầu cho Quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt bội thu là đến phần hội, đua thuyền, đô vật, các đoàn hát bội, cải lương được mời về biểu diễn cho mọi người xem thi múa lân, hát xếp, hát tuồng… cho đến thâu đêm.
Hội đình Bình Thủy là một trong 3 lễ hội lớn nhất ở miền Tây. (Ảnh: Cần Thơ) |
Như Ý (Tổng hợp)
#Du lịch tháng 5
Top 5 sự kiện 'vui bá cháy' ở Sài Gòn trong tháng 5 | |
Tháng 5 đừng bỏ lỡ sự kiện Du lịch mùa nước đổ 2018 tại Mù Cang Chải | |
Tháng 5, rủ nhau lên Mộc Châu trẩy mận |