'Dính' cấm vận, Triều Tiên đối mặt với giá nhiên liệu ngất ngưởng

Nhận lệnh cấm vận từ Liên Hiệp Quốc, Triều Tiên đang phải đối mặt với việc giá nhiên liệu ở quốc gia này tăng cao ngất ngưởng. 

Với việc thử hạt nhân hồi đầu tháng, Triều Tiên đã chính thức nhận án cấm vận đến từ Liên Hiệp quốc và điều này khiến cho quốc gia này gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về vấn đề nhiên liệu.

dinh cam van trieu tien doi mat voi gia nhien lieu ngat nguong
Triều Tiên đối mặt với giá nhiên liệu tăng cao vì lệnh cấm vận và việc Trung Quốc ngừng cấp dầu.

Theo đó, nghị quyết trừng phạt số 2375 áp đặt mức trần nhập khẩu dầu thô của Triều Tiên là 4 triệu thùng/năm và mức trần nhập khẩu các sản phẩm dầu tinh chế là 2 triệu thùng/năm (giảm hơn 50% so với lượng nhập khẩu dầu tinh chế hiện tại). Khí thiên nhiên hóa lỏng và ngưng tụ cũng bị hạn chế nhập khẩu.

Phân tích của Reuters dựa trên dữ liệu được thu thập được, giá xăng bán tại các đại lý tư nhân ở thủ đô Bình Nhưỡng đã tăng lên mức 2,18 USD/kg (2,92 USD/lít) tính đến ngày 5/7, tăng 50% từ giá 1,46 USD/kg vào ngày 21/6..

Trong khi đó, giá dầu diesel cũng tăng 61,5%, từ 1,3 USD một kg đến 2,1 USD một kg trong cùng kỳ.

Cộng đồng quốc tế quay lưng và Trung Quốc không đứng ngoài xu thế này. Hầu hết nhiên liệu của Triều Tiên đều đến từ Trung Quốc, một số đến từ Nga.

Việc Bắc Kinh cắt giảm nguồn cung buộc Bình Nhưỡng phải tìm nguồn nhiên liệu thay thế cho các sản phẩm nhiên liệu tinh chế.

Năm 2016, Trung Quốc đã vận chuyển tới Triều Tiên hơn 96.000 tấn xăng và gần 45.000 tấn diesel, trị giá 64 triệu USD. Phần lớn trong số đó đã được CNPC bán với số lượng lớn đủ để thống trị trong lĩnh vực thương mại năng lượng với Bình Nhưỡng trong hai thập kỷ qua.

Lee Sang-yong - người theo dõi số liệu thị trường tại Triều Tiên cho biết giá tăng chủ yếu vì nguồn cung bị cắt giảm. Chính phủ Triều Tiên cũng đang tăng cường tích trữ dầu do lo ngại nguồn nhiên liệu bị thắt chặt.

Ngoài nhiên liệu, Nghị quyết 2375 còn bao gồm lệnh cấm vận đối với việc xuất khẩu hàng may mặc – vốn được coi là một trong những nguồn thu chính của Bình Nhưỡng, đồng thời hạn chế việc sử dụng lao động Triều Tiên ở nước ngoài, buộc các nước thuê lao động Triều Tiên phải thông báo ngày hết hạn hợp đồng hiện có.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.