Doanh nghiệp lo sốt vó vì sự cố cáp quang biển

Sự cố cáp quang biển khi cùng lúc 3 tuyến đều bị khiến nhiều doanh nghiệp lo sốt vó khi vào giai đoạn cuối năm, nhất là với doanh nghiệp đặt server nước ngoài và giao dịch quốc tế.

Tốn thời gian vì sự cố cáp quang biển

Theo anh Kelvin Cao (TP HCM) hiện đang làm cho một tập đoàn Logistics nước ngoài phản ánh, hai hôm nay ngày nào các lệnh chuyển hàng cũng được lập và chờ chuyển khá lâu do sự cố cáp quang biển.

Sự cố còn ảnh hưởng cho nhiều lệnh lập có khi đi chậm hoặc báo lỗi, trong khi đó lệnh chờ thì khi đến cùng lúc, có khi không có dù đối tác đã báo lệnh chuyển thành công. "Công ty có phản ánh đến nhà cung cấp dịch vụ nhưng vẫn chưa khả thi vì họ trả lời do sự cố cáp quang biển ngoài tầm kiểm soát. ", anh Kelvin cho biết.

Doanh nghiệp lo sốt vó vì sự cố cáp quang biển - Ảnh 1.

Nhiều công ty chi nhánh Việt Nam gặp khó khi tốc độ internet bị chậm. (Ảnh minh họa: https://www.hrw.org).

Cùng hoàn cảnh với anh Kelvin Cao, anh Khang - hiện đang làm việc tại một Hiệp hội Doanh nghiệp Hồng Kông cho biết, đường truyền internet chậm hơn so với bình thường khiến việc check mail tập tin nặng bị chậm và ảnh hưởng công việc.

"Nhiều lúc đính kèm file thiết kế lên Google Drive để chuyển đi cũng khá khó khăn và tốn thời gian", anh Khang nói.

Được biết, sự cố cáp quang biển xảy ra trên 3 tuyến cáp đồng thời vào dịp cuối năm khi lưu lượng internet tăng cao đã ảnh hưởng nhiều đến các doanh nghiệp khi làm việc đối tác nước ngoài.

Đến thời điểm hiện tại, ghi nhận cả ba tuyến cáp quang biển trọng yếu là AAG, IA và AAE-1 đều gặp sự cố, ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ truy cập internet Việt Nam ra nước ngoài.

Doanh nghiệp lo sốt vó vì sự cố cáp quang biển - Ảnh 3.

Internet bị chậm khiến nhiều công việc giao dịch quốc tế bị chậm. (Ảnh minh họa: Adobe Spark).

Trong đó, lưu lượng qua tuyến AAG bị giảm 1.100 GB cho hướng đi Hồng Kông. Tuyến cáp quang biển quốc tế Liên Á (Intra Asia - IA) bị ảnh hưởng trên trục đi Singapore.

Còn tuyến cáp quang biển AAE-1 cũng trong tình trạng tương tự khiến mọi nguồn lưu lượng internet Việt Nam truyền tải trên tuyến cáp này bị ảnh hưởng.

Nhà mạng gấp rút bổ sung lưu lượng cho sự cố cáp quang biển kéo dài

Theo kế hoạch dự kiến, đến tháng 1/2020, sự cố 3 tuyến cáp quang biển AAG, IA và AAE-1 mới được khắc phục. Trong giai đoạn cao điểm, nhiều nhà cung cấp dịch vụ cho biết cho biết đã tăng cường lưu lượng để đảm bảo tốc độ truy cập internet cho người dùng.

Doanh nghiệp lo sốt vó vì sự cố cáp quang biển - Ảnh 5.

Sự cố 3 tuyến cáp quang biển dự kiến sửa xong trong tháng 1/2020. (Ảnh minh họa: parhlo.com).

Đại diện nhà mạng Viettel cho hay đã bổ sung thêm 300Gbps cho tuyến cáp quang biển APG và đang tiếp tục phối hợp đối tác để tăng cường các hướng kết nối còn lại. Với lợi thế sở hữu tuyến cáp trục Đông Dương, lưu lượng đủ cho người dùng yên tâm sử dụng dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ quốc tế.

Một đại lí cung cấp dịch vụ lưu trữ cho biết đã được bên đối tác thông báo về sự cố cáp quang, và đảm bảo lưu lượng cho dịch vụ cung cấp với đường truyền ổn định. Tuy vậy, có thể vào những thời điểm khác nhau sẽ bị ảnh hưởng và mong người dùng thông cảm.

Riêng với nhà mạng VNPT, đơn vị này cho biết đã đưa vào khai thác điểm đường truyền internet quốc tế mới tới Hồng Kông, giúp điều chỉnh định tuyến và cân tải lưu lượng nhằm đảm bảo tốc độ kết nối cho khách hàng. 

Ngoài ra, nhờ sở hữu mạng thông tin vệ tinh tại Việt Nam, nên tổng dung lượng Internet quốc tế của VNPT khá ổn định cho người dùng sử dụng các dịch vụ quốc tế, kể cả giờ cao điểm. 

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.