Thấy gì qua việc Apple và Google trừng phạt ứng dụng gián điệp?

Sự việc ToTok bị Apple và Google xóa thẳng tay khỏi kho App Store và Play Store là hồi chuông cảnh báo cho những công ty bị cáo buộc phát triển ứng dụng gián điệp khi giám sát và thu thập dữ liệu người dùng bất hợp pháp.

Ứng dụng gián điệp hết đường sống bởi động thái mạnh mẽ từ Apple và Google

Theo New York Times, những công cụ được cho gián điệp sẽ bị Apple trừng phạt và loại thẳng tay khỏi kho App Store trong nỗ lực làm sạch nội dung cho người dùng. 

Mới nhất cho động thái này khi "ToTok" đã bị cáo buộc là một ứng dụng gián điệp khi bí mật theo dõi và thu thập dữ liệu từ các cuộc đàm thoại, theo dõi vị trí, ghi âm, lịch hẹn và lấy cắp hình ảnh...

ToTok là một ứng dụng video call có chức năng tương tự như WhatsApp hay Skype và nó có mặt trên cả iOS lẫn hệ điều hành Android.

Bị nghi ngờ là ứng dụng gián điệp, Apple loại thẳng tay khỏi App Store - Ảnh 1.

ToTok là ứng dụng có chức năng giống WhatsApp hay Skype với hàng triệu lượt tải. (Ảnh: Macrumors).

Theo điều tra, ToTok là sản phẩm của Breej Holding, một công ty công nghệ nhưng thực chất Dark Matter - một đơn vị rất nổi tiếng đứng đằng sau điều hành ToTok.

Dark Matter được biết đến là một đơn vị chuyên tuyển mộ các hacker, hoạt động nghiên cứu bảo mật phục vụ cho UAE (United Arab Emirates - các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất) và đang bị FBI điều tra có liên quan đến các cuộc tấn công mạng.

Đánh giá tình báo của Hoa Kỳ cho biết, ToTok cũng có mối liên hệ mật thiết với Pax AI, công ty khai thác dữ liệu có trụ sở tại Abu Dhabi.

Trong thời gian ToTok hoạt động trên Google hay iOS, ước tính có đến hàng triệu lượt tải về (trong đó hơn 600.000 đến từ iOS). Hầu hết là ở các quốc gia Trung Đông, Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á và châu Phi.

Đặc biệt là rất phổ biến ở UAE, nơi các ứng dụng nhắn tin như WhatsApp hay Skype bị chặn hoặc hoạt động nhưng không đầy đủ tính năng.

Hiện tại, ToTok đã bị gỡ khỏi App Store lẫn Google Store do vi phạm những điều khoản về quyền riêng tư cũng như thu thập thông tin trái phép đối với một ứng dụng.

Sẽ còn nhiều ứng dụng gián điệp bị sờ gáy trong tương lai?

Đây không phải là lần đầu tiên mà Apple hay Google phải đối phó với các ứng dụng gián điệp, thu thập thông tin trái phép dữ liệu người dùng. Cách đó không lâu TikTok cũng từng bị cáo buộc là ứng dụng gián điệp.

Bị nghi ngờ là ứng dụng gián điệp, Apple loại thẳng tay khỏi App Store - Ảnh 2.

TikTok cũng từng bị cáo buộc là ứng dụng gián điệp tự gửi các dữ liệu về Trung Quốc. (Ảnh: TheVerge).

Các quan chức Mỹ đã từng cảnh báo về TikTok khi ứng dụng này có mức độ phát triển rất nhanh nhưng cơ chế bảo vệ quyền riêng tư người dùng lại rất kém. Điều này làm gia tăng sự lo ngại về dữ liệu người dùng sẽ được gửi về Trung Quốc.

Bản thân Google Play cũng đã từng loại bỏ rất nhiều ứng dụng gián điệp khỏi kho ứng dụng của mình. Điều đáng nói trước khi bị loại bỏ các ứng dụng này đều đạt con số hàng trăm nghìn lượt tải, có rất nhiều người dùng đã không hề hay biết dữ liệu của mình đã bị lấy đi.

Ngày càng có nhiều mối nguy với người sử dụng điện thoại thông minh hơn bao giờ hết, không chỉ có các ứng dụng gián điệp mà còn rất nhiều các ứng dụng quảng cáo gây hại. Bản thân người dùng phải tự mình trang bị các kiến thức nhất định để tránh bị rủi ro cho mình.

Bên cạnh đó, người dùng cũng nên tải các ứng dụng chính chủ hoặc được đề xuất từ Apple và Google, hay một số ứng dụng đến từ các công ty công nghệ nổi tiếng để giảm thiểu rủi ro.

Được biết, trong tương lai các hãng công nghệ như Apple, Google sẽ cần thắt chặt hơn về "quyền" được trao cho các ứng dụng để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.