Độc, lạ: 'Tiều phu' mót củi giữa Sài Gòn

Giữa Sài Gòn phồn hoa, tấp nập vẫn có rất nhiều con người hàng ngày cặm cụi mưu sinh bằng nghề đi mót củi để kiếm sống qua ngày

Hơn 10 năm qua, mặc cho sự cơ cực, những khó khăn gian khổ, những người “tiều phu” thời hiện đại vẫn ở nơi đây ngày ngày cặm cụi bên nhưng công việc mưu sinh của mình.

Mót củi kiếm sống

Khu đất rộng nằm trong khuôn viên của công ty Công viên cây xanh thuộc ấp 3, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh, nơi đây là bãi rác chỉ chuyên dùng để đổ rác, tiêu hủy những rác là thân, cành, nhánh những cây xanh bị cắt tỉa hoặc bị sâu mọt gãy đổ được các công nhân gom khắp thành phố đem về đây.

Hơn 10 năm qua, có nhiều hộ dân đã sinh sống bằng nghề mót củi ở bãi rác cây xanh này. Những “tiều phu” thời hiện đại này đều đến nơi đây từ sáng sớm và vào lán trại dã chiến ngồi đợi đến khi nào có xe chở cành, nhánh cây xanh về để lao vào công việc.

doc la tieu phu mot cui giua sai gon
Bãi củi này là nơi mưu sinh của cả trăm con người
doc la tieu phu mot cui giua sai gon
Người già, người trẻ đều gửi gắm cuộc sống của mình vào nghề đi mót củi

Theo những người dân mót củi ở đây thì thu nhập từ nghề mót củi này khá bấp bênh, thỉnh thoảng làm từ 1 tuần trở lên mới được 1 xe ba gác bán được 250 nghìn đồng. Còn củi lớn khoảng 2-3 tháng tích góp mới được 1 xe máy cày (công nông) bán được với giá 700 nghìn.

Ở nơi đây, mỗi đóng củi được xếp ở vị trí gọn gàng theo từng vị trí đã phận định trước của từng người. Không ai tranh giành của ai. Khi củi mót được kha khá thì thương lái sẽ đến mua. Cái nghề mốt củi quá đúng là cực nhọc, mùa nắng thì từ trưa đến chiều phải phơi mình dưới cái nắng đổ lửa.

Mùa mưa, củi về nhiều, nhưng lại càng cực khổ hơn vì phải dầm mưa suốt ngày và kéo củi trong sình lầy. Khó khăn cực nhọc là vậy, nhưng những “tiều phu” này vẫn bám trụ với bãi rác, vẫn nhặt nhạnh từng cành cây, vẫn chắt chiu từng đồng bán củi để trang trải cuộc sống gia đình.

doc la tieu phu mot cui giua sai gon
Những đống củi tưởng chừng sẽ bỏ đi này lại mang đến cuộc sống cho nhiều người

Bà Hồ Thị Thoa (ấp 3, xã Đông Thạnh, Hóc Môn, TP.HCM- người có thâm niên hơn 10 năm trong nghề mót củi) tâm sự: Trước kia, gia đình bà sống bằng nghề trồng trọt, nhưng rồi kinh tế khó khăn, không thể trông cậy với miếng vườn mảnh ruộng để mưu sinh nữa. Trong một lần lên bãi rác cây xanh, tôi lượm củi về nhà để dùng. Sau này, khi thấy củi nhiều, mình nhặt nhạnh rồi kêu người ta lại mua, sau khi có người mua, từ đó, tôi bắt đầu gắn bó với nghề mót củi này đến nay đã hơn 10 năm.

Những cảnh đời phiêu dạt

Ở bãi rác này, ai cũng mến bà Nguyễn Thị Ra (74 tuổi, ấp 3, xã Đông Thạnh, Hóc Môn, TP.HCM), mọi người hay gọi bà với cái tên thân thuộc là bà Hai, bà năm nay đã 74 tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn, mạnh khỏe và vui vẻ. Bà Ra là người gốc ở vùng và cũng là người đầu tiên được coi là người mốt củi ở đây vào hơn 10 năm trước.

doc la tieu phu mot cui giua sai gon
Bà cụ Ra vẫn lặng lẽ mưu sinh dưới cái nắng gay gắt

Bà Ra có tám người con đã lập gia đình riêng, con cái khuyên bà ở nhà, nhưng bà không chịu vì bà thấy có thể tự lao động kiếm sống được. Bà cụ này bảo rằng, ở nhà có con nuôi, nhưng con nó có gia đình, nó còn phải lo cho vợ con, nó cũng lo cho vợ con nữa. Mình cũng nghĩ và nói với mấy đứa con là chừng nào mình già, mình không đi đứng, làm việc được nữa thì con nuôi. Chứ giờ khỏe mạnh, đi được làm được thì con nuôi làm gì?”

Hằng này, khi chồng bà cắt cỏ cho bò, thì bà cũng ra đây mót củi phần để nấu bành bò, bánh ú, bánh ít, phần thì bà bán cho người ta nấu rượu, cái nghề mót củi tuy cực nhọc, nhưng bà vui vì nó mang lại cho bà sức khỏe, hơn nữa, ra bãi còn được gặp mọi người, để vừa làm, vừa trò chuyện vui vẻ. Âu, đó cũng là niềm vui tuổi già của bà.

Khó khăn cơ cực là vậy nhưng những người lao động ở đây luôn biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Em Lê Hoàng Anh, cậu bé năm nay mới 14 tuổi đã phải tự đi mót củi kiếm sống. Sinh ra khi không biết cha mình là ai, năm lớp 6, Hoàng Anh phải theo mẹ từ quê nhà Đồng Tháp lên Sài Gòn mưu sinh. Mẹ em bây giờ đi làm công nhân ở Bình Dương, còn em thì phải theo người dì mót củi.

doc la tieu phu mot cui giua sai gon
Em Hoàng Anh dù còn nhỏ tuổi nhưng tự mưu sinh kiếm sống
doc la tieu phu mot cui giua sai gon
Những căn lều dã chiến là nơi trú ngụ của các "tiều phu"

Tâm sự về cuộc sống của mình, cậu bé hồn nhiên cho biết, em đã làm nghề mót củi được hơn 2 năm nay. “Đi làm lúc đầu cũng thấy mệt lắm, khó nhất là lúc rút củi với khiêng củi, nó vừa nặng vừa mau mệt. Tại không có tiền nên mới đi làm như vầy, chứ em cũng muốn đi học lắm” – Hoàng Anh tâm sự buồn.

Nhìn cảnh hàng ngày cậu bé tuổi mới lớn phải hì hục cùng người lớn kéo củi, nhặt nhạnh từng nhánh cây trong bãi rác, ai cũng thương. Bởi vậy, cậu bé luôn những những tài xế lái xe thương vì nhanh nhẹn, chăm chỉ.

Xe nào đổ rác xong, Hoàng Anh cũng phụ quét xe cho sạch. Em tiết lộ, ngoài những lúc mót củi, em thường đi nhặt ve chai ở xung quanh khu vực để kiếm thêm thu nhập để mưu sinh. Cảm thương với hoàn cảnh của cậu bé, ở xóm mót củi này, ai cũng dành phần ngon cho Hoàng Anh, để cậu bé bớt buồn tủi trước những khốn khó này.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.