Hôm qua, không chỉ mình Hoa Kỳ, cả thế giới đã "lắng nghe" từng chuyển động của cuộc đua vào Nhà Trắng. Kết quả cuối cùng: Donald Trump trở thành Tổng thống mới của nước Mỹ, chính trị gia "ngoại đạo" được bầu lên với nhiều sự tranh cãi nhất trong lịch sử.
Chắc chắn, việc tại vị của ông Trump sẽ gây ra nhiều "xáo trộn" tới chính trị và kinh tế trên đất Mỹ, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân cho đến những doanh nghiệp lớn.
Apple là ví dụ điển hình. Công ty có giá trị lớn hàng đầu thế giới này được Trump đề cập tới trong suốt chiến dịch tranh cử của mình. Bản thân Giám đốc điều hành của hãng "quả táo" - Tim Cook được biết đến là một trong số những người ủng hộ Hillary Clinton, cũng như thường xuyên có cuộc gặp riêng để trao đổi với John Podesta, Chủ tịch chiến dịch của cựu ngoại trưởng.
Ngay sau khi ông Trump đắc cử, toàn bộ hệ thống của Apple đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về những vấn đề mà công ty sắp phải "đối mặt".
Thuế "hồi hương"
Tim Cook và John Podesta - chủ tịch chiến dịch tranh cử của Hillary Clinton (Ảnh: Internet) |
Thuế và những cải cách về thuế là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Apple.
Chính sách mới của Donald Trump có thể gia tăng những quyền lợi cho "quả táo cắn dở". Apple có khoảng 200 tỷ đô la Mỹ tiền mặt và chứng khoán ở nước ngoài, và với những chính sách trước đây sẽ phải trả 35% số tiền đó nếu muốn mang số giá trị này về Mỹ.
Tổng thống Trump (phát biểu tại Câu lạc kinh tế New York vào tháng 9) sẵn sàng cắt giảm thuế suất cho những tổ chức hoạt động tại nước ngoài xuống còn 10%.
"Tiền của nước Mỹ nằm ở nước ngoài rất nhiều, không ai biết chính xác là bao nhiêu, có người nói là 2,5 nghìn tỷ, có người đưa ra con số gấp đôi", ông Trump nói, "Tôi sẽ mang nó trở lại, nhưng chỉ đánh thuế ở mức 10% thay vì 35% như trước. Ai sẽ mang tiền về với mức thuế suất 35%? Rõ ràng, không ai làm điều đó cả".
Tờ Finance Times cũng đưa ra nhận định: "Những công ty công nghệ lớn của Mỹ sẽ hưởng lợi lớn từ động thái này".
"Thành thật mà nói, tôi tin các cơ quan lập pháp và chính quyền sẽ đồng ý rằng thật tốt nếu có những cải cách về thuế để đem lại lợi ích lớn nhất cho quốc gia và nền kinh tế". Tim Cook nói với tờ Washington Post hồi đầu năm, "Chúng tôi mang tiền về, chịu thuế suất liên bang 35%, và thêm 5% ở mỗi bang đặt trụ sở, tổng cộng là 40%. Chúng tôi sẽ không đem tài sản của mình quay trở lại đất nước, chừng nào có được mức thuế hợp lý".
Moody cho biết, các công ty Mỹ không nằm trong lĩnh vực tài chính có thể nắm tới 1,2 nghìn tỷ đô la ở nước ngoài, trong đó, Apple tích trữ số lượng lớn nhất.
Ngoài ra, chính quyền Trump có thể "trả đũa" Ủy ban Châu Âu khi hồi đầu năm, tổ chức này đã "bắt" Apple nộp 14,5 tỷ tiền thuế.
Điều này tốt cho Apple, nhưng tại sao Tim Cook lại phản đối ông Trump?
Sản xuất tại Mỹ
Sản phẩm công nghệ của Apples sẽ có mác "made in America" 100%? (Ảnh: Internet) |
Những chiếc iPhone chúng ta đang sử dụng được lắp ráp từ Trung Quốc với những linh kiện đến từ Châu Á. Nhưng tương lai, chúng ta sẽ được sở hữu những chiếc điện thoại gắn logo Apple "chính hiệu" Mỹ 100%, do công nhân Mỹ sản xuất và gia công.
"Tôi sẽ mang công việc trở lại", Trump nói hồi đầu tháng ba. "Tôi sẽ buộc Apple phải sản xuất máy tính và iPhone của họ trên đất nước của chúng ta, chứ không phải trên đất Trung Quốc".
Donald Trump cũng không phải Tổng thống đầu tiên yêu cầu Apple gia công điện thoại hoàn toàn tại Hoa Kỳ. Người tiền nhiệm, Barack Obama cũng đã từng thảo luận với cựu giám đốc điều hành Steve Jobs về các vấn đề tương tự hồi năm 2011.
Hãng công nghệ hàng đâu thế giới sẽ vướng phải một số điều nếu buộc phải làm theo chỉ thị trên. Họ sẽ phải đối mặt với thách thức từ linh kiện (bởi nhiều nhà sản xuất linh kiện cho Apple đến từ Châu Á), thiếu đội ngũ sản xuất chuyên nghiệp có kỹ năng tốt, chưa kể, mức chi phí lao động bình quân tối thiểu ở Mỹ cao hơn Trung Quốc khá nhiều, do đó mỗi chiếc iPhone sẽ bị tăng giá thêm 50 USD, làm giảm sức cạnh tranh của Apple trên toàn cầu.
Trump cũng từng tuyên bố có thể đánh thuế 45% cho một vài sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó có thể có các sản phẩm công nghệ như điện thoại. Nếu những điều trên thực sự xảy ra, dù Apple có sản xuất điện thoại ở trong hay ngoài nước, tương lai sẽ càng ít người dùng điện thoại "quả táo".
Mã hóa điện thoại
Trump kêu gọi tẩy chay tất cả các sản phẩm của Apple vì điện thoại này... bảo mật quá tốt. Còn nhớ trước đây, FBI đã kiện Apple vì không chịu bẻ khóa điện thoại để phục vụ điều tra vụ xả súng hàng loạt tại San Bernardino, California.
"Apple cung cấp sự an tàn cho điện thoại của mình, tốt thôi", Trump phát biểu hồi tháng 2. "Tuy nhiên, tôi nghĩ các bạn nên tẩy chay điện thoại của họ cho đến khi Apple cung cấp mã bảo mật cho cơ quan điều tra. Tẩy chay Apple!".
"Tôi sử dụng cả iPhone và Samsung", Trump đã tweet đầu năm nay. "Và nếu Apple không cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng về những kẻ khủng bố, tôi sẽ chỉ sử dụng Samsung cho đến khi họ đưa ra thông tin." (Trump đã được trả tiền để nói chuyện tại các sự kiện của công ty Samsung.)
Mặc dù các vấn đề xoay quanh iPhone tại San Bernardino đã được giải quyết, và Apple đã không phải bẻ khóa an toàn trên iPhone, mã hóa vẫn còn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi, và vấn đề này có thể đưa ra một lần nữa trong thời gian tới khi các quan chức thực thi pháp luật tìm cách khôi phục thông tin từ iPhone có mật khẩu bảo vệ.
Đáng chú ý rằng, James Comey, giám đốc FBI, người dẫn đầu "cuộc chiến" chống lại Apple, thực hiện một thông báo bất ngờ về vụ "lùm xùm" email cá nhân của bà Hillary Clinton, chỉ 11 ngày trước cuộc bầu cử.
James Comey có thể giúp Trump "gợi lại" cuộc chiến mã hóa với Apple (Ảnh: Reuters) |
Chính quyền Obama tin rằng hành động của Comey có thể đã giúp Trump giành chức Tổng thống, và giám độc FBI có khả năng tiếp tục nhiệm kỳ phục vụ thêm 10 năm nữa dưới chính quyền của Trump.
Trump cũng có thể khuyến khích Comey mang lại cuộc chiến mã hóa trở lại với Apple, và FBI một lần nữa có thể tìm kiếm một cách để phá vỡ hệ thống bảo mật của iPhone.
Rõ ràng, dù có nhận được nhiều ưu đãi về thuế, nhưng với những chính sách đi ngược lại đa số quyền lợi của Apple, sự đắc cử của Trump sẽ anh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của hãng "quả táo".
Tham khảo: Business Insider
Trang web nhập cư Canada bị 'sập' cùng ngày bầu cử Tổng thống Mỹ
Trang web đăng kí nhập cư của Canada bị treo, cùng ngày với ngày công bố tân Tổng thống nước Mỹ. |