Dự báo để có định hướng dự trữ đất đai hoặc bổ sung cảng hàng không, sân bay mới

Đó là một trong những nội dung trong Quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập qui hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cụ thể, Quyết định do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kí ngày 4/3/2020 yêu cầu phải phân tích, đánh giá về các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh và đánh giá hiện trạng, thực trạng hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc, sự phân bố các cảng hàng không, sân bay trên toàn quốc. 

Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện qui hoạch thời kì trước (bao gồm cả qui hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 236/QĐ-TTg).

Đánh giá các cảng hàng không lớn như Nội Bài, Cát Bi, Đà Nẵng, Long Thành...để có định hướng dự trữ đất đai phục vụ phát triển - Ảnh 1.

Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng. (Ảnh: Văn Luận).

Nghiên cứu phương pháp dự báo về vận chuyển hàng không theo hướng dẫn của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA), Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) hoặc tham khảo kinh nghiệm các nước tiên tiến trên thế giới. Từ đó dự báo xu thế phát triển, xác định nhu cầu và yêu cầu về vận chuyển hàng không dân dụng, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phát triển kinh tế vùng, địa phương và các kịch bản phát triển ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc trong thời kì qui hoạch.

Đánh giá về mối liên kết của hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc trong ngành hàng không dân dụng, liên kết vùng; đánh giá tính đồng bộ của qui hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kì 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các phương thức vận tải khách như đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải....

Xây dựng phương án tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc. Xác định qui hoạch phát triển đối với từng cảng hàng không, sân bay bao gồm: loại hình, vai trò, vị trí, qui mô (bao gồm cả việc xác định các cảng hàng không chính, trung chuyển của Việt Nam); dự báo các trục đường bay dự kiến khai thác trong mạng cảng hàng không, đánh giá việc phát triển mở rộng các cảng hàng không, đặc biệt là các cảng hàng không hiện hữu lớn như: Nội Bài, Cát Bi, Đà Nẵng, Long Thành... để có định hướng dự trữ đất đai phục vụ phát triển (như dự trữ xây dựng thêm đường cất hạ cánh và các công trình dịch vụ) hoặc nghiên cứu bổ sung cảng hàng không, sân bay mới.

Nghiên cứu, rà soát đề xuất phát triển các trung tâm logistics chuyên dụng hàng không, đề xuất phát triển các trung tâm đào tạo phi công tại cảng hàng không, sân bay; đề xuất phát triển hàng không chung; nghiên cứu, rà soát phát triển đô thị cảng hàng không có tiềm năng, nhu cầu sử dụng đất, ước toán chi phí đầu tư.

Rà soát, cập nhật kết quả các nghiên cứu, qui hoạch các cảng hàng không đã hoặc đang được nghiên cứu, qui hoạch trong giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 như cảng hàng không, sân bay quốc tế Nội Bài ...

Xác định vai trò của các cảng hàng không cửa ngõ, cảng hàng không lớn (bao gồm cả định hướng phát triển đô thị khu vực cảng hàng không nếu có...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.