Dự báo giá vàng 21/7: Sẽ phục hồi theo tín hiệu thị trường thế giới?

Giá vàng SJC hôm nay ngày 20/7 tạm dừng đà tăng vào cuối phiên, với mức giảm trong khoảng 10.000 - 50.000 đồng/lượng. Trên thị trường thế giới, giá vàng tăng cao hơn do lợi suất trái phiếu Mỹ giảm.

Giá vàng SJC đảo chiều vào cuối phiên

Xem thêm: Dự báo giá vàng 22/7

Chốt phiên phiên giao dịch ngày 20/7, giá vàng SJC đảo chiều, giảm trong khoảng từ 10.000 đồng/lượng đến 50.000 đồng/lượng tại một số hệ thống cửa hàng kinh doanh.

Trong đó, tại Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận, giá vàng trong nước đồng loạt giảm 50.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra.

Tại Tập đoàn Doji, vàng SJC điều chỉnh giá mua vào giảm 50.000 đồng/lượng còn giá bán ra giữ nguyên ở mức 57,55 triệu đồng/lượng.

Tuy nhiên, tại Bảo Tín Minh Châu giá vàng đã giảm nhẹ 10.000 đồng/lượng ở chiều mua vào nhưng chiều bán ra lại tăng 40.000 đồng/lượng. 

Còn lại, tại Vàng bạc Đá quý Sài Gòn và Tập đoàn Phú Quý, giá vàng cuối phiên đều không có sự thay đổi ở cả hai chiều mua - bán so với giá đầu phiên sáng nay.

 

Chốt phiên ngày 20/7

(triệu đồng/lượng)

Chênh lệch

(nghìn đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Mua vào

Bán ra

Công ty Vàng SJC chi nhánh Hà Nội

56,90

57,57

-

-

Công ty Vàng SJC chi nhánh Sài Gòn

56,90

57,55

-

-

Tập đoàn Doji

56,80

57,55

-50

-

Tập đoàn Phú Quý

56,95

57,55

-

-

Công ty PNJ chi nhánh Hà Nội

56,90

57,55

-50

-50

Công ty PNJ chi nhánh Sài Gòn

56,90

57,55

-50

-50

Bảo Tín Minh Châu

56,90

57,52

-10

+40

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 17h45. (Tổng hợp: Du Y)

Dự báo giá vàng ngày 21/7

Trong phiên giao dịch chiều ngày 20/7, giá vàng giao ngay tăng 0,21% lên 1.816 USD/ounce vào lúc 18h10 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 8 cũng tăng 0,41% lên 1.816 USD/ounce.

Theo Reuters, giá vàng tăng cao hơn trong phiên giao dịch chiều ngày thứ Ba (20/7) do lo ngại về thiệt hại kinh tế từ việc gia tăng các ca nhiễm biến thể Delta cùng với lợi suất trái phiếu Mỹ giảm.  

Ông Peter Fertig, chuyên gia phân tích của Nghiên cứu Hàng hóa Định lượng cho biết: “Vấn đề lớn nhất hiện nay là nỗi lo ngại về tác động của biến thể Delta đối với nền kinh tế. Và sau khi Nhật Bản thực hiện các biện pháp nghiêm khắc hơn để chuẩn bị cho Olympic, thị trường ngày càng lo lắng thêm.”

Sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19 trên khắp nước Mỹ và các quốc gia khác đã khiến giá trị các tài sản có rủi ro lao dốc.

Tuy nhiên, vàng vẫn được coi như là một kho lưu trữ giá trị an toàn, có xu hướng được hưởng lợi trong thời kỳ bất ổn về chính trị và tài chính.

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 5 tháng, qua đó làm giảm chi phí cơ hội sở hữu tài sản không sinh lời như vàng. 

Bên cạnh đó, đồng USD vững chắc cũng thách thức sức hấp dẫn của vàng, khi đồng tiền này chạm mức cao nhất trong hơn ba tháng. Song, đồng USD mạnh cũng khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với những người mua bằng ngoại tệ khác.

Với những kim loại quý khác, giá bạch kim tăng 0,2% lên 1.077,42 USD/ounce, paladi tăng 0,9% lên 2.617,98 USD và bạc giảm 0,1% xuống 25,18 USD.

Quy đổi theo giá USD của ngân hàng Vietcombank (23.130 đồng), giá vàng thế giới tương đương 50,60 triệu đồng/lượng, thấp hơn 6,97 triệu đồng/lượng so với mức vàng trong nước.

Giá vàng trong nước thường biến động theo xu hướng giá vàng thế giới. Vì vậy, giá vàng SJC có thể tiếp tục tăng trong phiên giao dịch sáng mai (21/7).

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.