Ngày 30/7, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố Báo cáo Điểm lại cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam với chủ đề "Trạng thái bình thường mới ở Việt Nam sẽ ra sao? Tác động kinh tế của Covid-19".
WB nhận định, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 toàn cầu đầy u ám, Việt Nam nổi lên như là một ngoại lệ nhờ thành công lớn trong việc kiểm soát và xử lí dịch bệnh đến thời điểm này. Nhìn vào tốc độ tăng trưởng 1,8% trong nửa đầu năm 2020, nền kinh tế Việt Nam như vậy là đã bị tổn thương nhưng vẫn thuộc dạng năng động nhất trên thế giới.
Viễn cảnh tích cực trước mắt và trung hạn
Nhận thức được khó khăn tài chính do đại dịch gây ra, Chính phủ đã nhanh chóng áp dụng các công cụ tài khóa và tiền tệ để trợ giúp những người dân và doanh nghiệp có nguy cơ dễ tổn thương nhất, trong đó giãn thuế và hỗ trợ tài chính trực tiếp được triển khai tương đối hiệu quả từ đầu tháng 4. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng miễn giảm lãi suất cho dư nợ hơn 1,14 triệu tỉ đồng.
Trong trường hợp tình hình thế giới được từng bước cải thiện, các hoạt động kinh tế sẽ phục hồi vào nửa cuối của năm 2020, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 2,8% trong năm 2020, và 6,8% trong năm 2021, WB đưa ra dự đoán.
Nếu tình hình bên ngoài kém thuận lợi hơn, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 1,5% trong năm 2020 và 4,5% trong năm 2021. Cho dù theo kịch bản gì thì Việt Nam vẫn được cho là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao nhất trên thế giới vào năm 2020.
Trong giai đoạn 2021-2022, kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ quay lại tốc độ tăng trưởng GDP trước đây ở mức khoảng từ 6-7% mỗi năm, khi nhu cầu của nước ngoài tăng lên tại các quốc gia công nghiệp chính. Trong vài năm tới, Việt Nam dự kiến tiếp tục hưởng lợi do chuyển hướng đầu tư và thương mại nhờ tham gia nhiều hiệp định khu vực và toàn cầu, bao gồm cả Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) tháng 6/2020.
Động lực tăng trưởng để phục hồi hậu Covid-19
Thách thức lớn của Việt Nam là phải tìm ra những động lực tăng trưởng mới để củng cố quá trình hồi phục. Động lực tăng trưởng truyền thống của quốc gia – sức cầu từ nước ngoài và tiêu dùng trong nước – khó có thể sớm quay lại như trước khủng hoảng, vì vẫn còn nhiều yếu tố bất định cả trong nước và bên ngoài. Covid-19 cũng làm gia tăng bất bình đẳng vì đại dịch lần này tác động đến doanh nghiệp và người dân theo nhiều mức độ khác nhau, chẳng hạn người lao động ở các ngành dịch vụ bị giảm thu nhập hơn nhiều so với nông dân.
Khuyến nghị của một số chuyên gia kinh tế xuất chúng trên thế giới, bao gồm cựu chuyên gia kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Oliver Blanchard, gần đây có nói rằng: "Khi gỡ bỏ cách li, chính phủ các nước cần chuyển hướng chính sách nhằm hỗ trợ phục hồi và thiết kế ra các biện pháp để hạn chế khó khăn khi điều chỉnh, đồng thời bảo tồn được việc làm và các doanh nghiệp hiệu quả."
Để làm được điều này, WB khuyến nghị chính quyền Việt Nam cần thận trọng từng bước gỡ bỏ hạn chế đi lại quốc tế, cân đối với những quan ngại về an toàn; đẩy nhanh triển khai chương trình đầu tư công hiện hành nhằm tăng cầu trong nước; hỗ trợ có mục tiêu cho khu vực tư nhân thông qua hỗ trợ tài chính kết hợp với các chính sách khuyến khích thông minh.
Cụ thể hơn, WB đưa ra minh họa, nếu Chính phủ có khả năng nâng cao tốc độ triển khai ngân sách được phê duyệt cho năm 2020 từ 65 lên 75%, tỉ lệ đầu tư công trên GDP sẽ tăng thêm 1,5 điểm phần trăm GDP, qua đó trực tiếp bơm khoảng 4 tỉ US$ vào nền kinh tế trong nước.
Ngoài ra, hậu Covid-19, nhà nước cần cân nhắc tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp có khả năng phục hồi nhanh chóng như ngành du lịch, chế tạo chế biến hàng xuất khẩu.
Đồng thời, việc khuyến khích quá trình tái phân bổ nguồn lực từ các doanh nghiệp dự kiến khó có thể phục hồi nhanh chóng sang các hoạt động đem lại lợi nhuận cao hơn là hành động thiết thực để hỗ trợ khu vực tư nhân.
Những cơ hội nhằm củng cố dấu ấn
Theo World Bank, trong hệ thống thương mại toàn cầu mới, Việt Nam có thể củng cố vị thế hiện nay bằng cách gây dựng liên minh với các quốc gia có tỉ lệ lây nhiễm Covid-19 thấp, đồng thời đẩy mạnh nỗ lực xúc tiến thu hút các doanh nghiệp đang có kế hoạch đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Ngoài ra, Covid-19 cũng đem lại cơ hội đặc thù để Việt Nam hướng tới nền kinh tế "không tiếp xúc” như đẩy mạnh thanh toán công nghệ số, giáo dục trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa, chia sẻ dữ liệu số hóa. Qua đó giúp đáp ứng nhu cầu đang tăng nhanh về dịch vụ có chất lượng của tầng lớp trung lưu trong nước.
Cách đây vài tuần, tờ Thời báo tài chính (Financial Times) có viết rằng: kể cả khi các quốc gia dự kiến bắt đầu thoát khỏi cách li do Covid-19, cuộc sống sẽ không thể quay lại như trước khi có khủng hoảng nếu chưa có vắc-xin. Các tổ chức và các cá nhân cần thích ứng với trạng thái 'bình thường mới'.
Đối với Việt Nam, trạng thái bình thường mới có thể đến sớm hơn một chút so với các quốc gia khác do nhanh chóng kiểm soát được đại dịch. Mặc dù tương lai còn khó đoán định bởi nguy cơ bùng phát của làn sóng dịch thứ hai tại Đà Nẵng, dù đã được kiểm soát và khống chế, nhưng dự kiến doanh nghiệp cùng người dân phải co lại các kế hoạch đầu tư và tiêu dùng của họ để giữ mình nhằm ứng phó với cú sốc tương lai.
Trong trạng thái cân bằng mới, hai cỗ máy tăng trưởng truyền thống của Việt Nam có thể vận hành toàn công suất, Nhà nước sẽ phải đứng ra xúc tác tăng trưởng và quan tâm hơn nữa đến khả năng xuất hiện tình trạng bất bình đẳng mới.
“Tuy nhiên, nhờ đi trước các nước trong việc xử lí khủng hoảng Covid-19, Việt Nam có được cơ hội đặc biệt để tăng hiện diện của mình trên kinh tế toàn cầu và trở thành quốc gia đi đầu trong thế giới công nghệ số của ngày mai", bà Stefanie Stallmeister, Quyền giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định.
#StandUpVietnam là chương trình đặc biệt đồng hành cùng các doanh nghiệp trong nước chia sẻ và truyền cảm hứng vượt qua những khó khăn từ đại dịch COVID-19.
#StandUpVietnam mong muốn được đón nhận những chia sẻ kinh nghiệm, hiến kế chính sách, giải pháp thúc đẩy kinh doanh, cách thức quản trị trong khủng hoảng… từ chính những doanh nhân đang chèo lái DN vượt qua thử thách lớn này.
Các thông tin từ quí DN sẽ được các cơ quan báo chí tham gia #StandUpVietnam biên tập, đăng tải hoàn toàn miễn phí trong chương trình nếu nội dung được đánh giá là hữu ích, thiết thực, tích cực.
Các thông tin vui lòng gửi về địa chỉ email info@vietnambiz.vn và info@vietnammoi.vn kèm đầu mối liên lạc để #StandUpVietnam có điều kiện tương tác, hỗ trợ và kiểm chứng thông tin trước khi đăng tải.
Kinh doanh 22:41 | 22/12/2020
Kinh doanh 11:17 | 20/11/2020
Kinh doanh 09:50 | 20/11/2020
Kinh doanh 14:30 | 12/11/2020
Tiêu dùng 14:53 | 28/10/2020
Kinh doanh 16:51 | 23/10/2020
Kinh doanh 10:04 | 22/10/2020
Kinh doanh 09:12 | 22/10/2020