(Ảnh: neilrosenthal) |
Cuộc sống càng tiện nghi và thoải mái hơn với nhiều loại thiết bị công nghệ mới. Tuy nhiên, ngày nay nhiều người mắc phải thói quen vừa ăn vừa sử dụng các thiết bị công nghệ như ti vi, máy tính và đặc biệt là điện thoại di động. Việc này không chỉ khiến bữa ăn trở nên mất ngon mà còn mang lại nhiều tác hại không tốt cho sức khỏe.
Rối loạn hệ tiêu hóa
Sử dụng điện thoại, xem phim trên tivi trong khi ăn lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thậm chí có thể khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn nghiêm trọng. Bởi vừa ăn vừa xem sẽ khiến tư tưởng bạn bị phân tán, làm giảm vị giác lẫn độ ngon miệng của món ăn.
Hơn nữa, sự mất tập trung trong khi ăn còn làm giảm tiết axit ở dạ dày nên thức ăn khó tiêu hóa và cơ thể cũng khó hấp thụ dinh dưỡng hơn.
Nếu tập trung vào bữa ăn, bạn sẽ nhai kỹ hơn. Nhờ thế thức ăn được nghiền nhuyễn, các enzyme tiêu hóa được kích thích tiết ra nhiều hơn, giúp giảm nguy cơ đau dạ dày do ăn nhanh, nuốt vội. Ngoài ra, bạn còn có nhiều thời gian và tâm trí thưởng thức món ăn bằng thị giác, khứu giác trước khi chạm đến vị giác.
(Ảnh: pinsoflight) |
Đau dạ dày, viêm loét dạ dày
Vừa ăn vừa sử dụng điện thoại sẽ khiến một phần lớn máu được đưa về não nên không thể hỗ trợ dạ dày tiêu hóa tốt thức ăn. Lúc này, thức ăn lâu tiêu hóa và tồn đọng sẽ là miếng mồi ngon cho các loại vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh cho dạ dày.
Nếu ăn chậm nhai kĩ, khi vào đến dạ dày, cùng với co bóp của dạ dày, dịch tiêu hoá, axit clohydric sẽ giúp quá trình tiêu hoá tốt hơn, dạ dày sẽ không phải làm việc quá sức, giảm nguy cơ viêm loét.
Do đó, khi ăn thì tốt nhất là bạn nên tập trung vào món ăn chứ không nên nhìn các thiết bị điện tử. Đặc biệt, đối với những bạn đang bị bệnh dạ dày thì càng tuyệt đối tránh xem điện thoại trong khi ăn.
Ăn uống thiếu tập trung là nguyên nhân gây ra đau dạ dày. |
Nguy cơ béo phì
Thông thường, cơ thể sẽ mất khoảng 10-20 phút để nhận được tín hiệu dạ dày đã no, không cần ăn thêm nữa. Nếu ăn thong thả, chậm rãi, tập trung vào bữa ăn, cơ thể sẽ bắt kịp tín hiệu “đã no” và giúp bạn ngưng ăn ngay khi vừa đủ. Trái lại, khi ăn quá vội, quá nhanh, não không kịp nhận ra bạn đã no để báo tín hiệu dừng. Ăn mất kiểm soát, ăn nhiều hơn mức năng lượng cơ thể cần dẫn đến thừa cân, béo phì.
Điều này lý giải vì sao những gia đình chú trọng đến bữa ăn, có không khí ăn uống quây quần đầm ấm thì cân nặng các thành viên luôn được kiểm soát tốt hơn. Trong khi đó, những trường hợp thừa cân béo phì lại thường gặp ở những người lớn hoặc trẻ em có thói quen vừa ăn vừa chơi điện thoại, xem tivi.
Đặc biệt, nếu đang trong quá trình giảm cân thì nên hạn chế vừa ăn vừa sử dụng thiết bị điện tử để cân nặng dễ kiểm soát hơn.
Giảm gắn kết tình cảm khi "điện thoại tham gia" cùng bữa ăn gia đình
Bữa ăn gia đình là khoảng thời gian sum họp, để mọi thành viên ngồi lại bên nhau, ấm áp và gần gũi. Bữa ăn gia đình còn có tác dụng xoa dịu những căng thẳng mà áp lực từ công việc và cuộc sống đời thường mang đến. Khi ngồi bên nhau, cười với nhau, hỏi han và gắp cho nhau từng miếng thức ăn, mỗi thành viên trong gia đình sẽ thấy hạnh phúc hơn, gắn kết với nhau hơn. Nếu ai cũng chăm chăm vào màn hình điện thoại không khí ấm áp tình thân sẽ giảm xuống. Các bác sĩ tâm lý cho biết, rất nhiều trẻ em gặp vấn đề về tâm lý do thiếu sự gắn kết cùng cha mẹ, luôn cảm thấy cha mẹ quá bận rộn.
(Ảnh: Kiplinger) |
Hình thành thói quen xấu cho con
Cha mẹ phân tán tư tưởng và căng thẳng giải quyết công việc trên bàn ăn, khiến con cái cảm thấy không được quan tâm, thương yêu. Thiếu sự gắn kết cùng cha mẹ có thể khiến trẻ gặp vấn đề về tâm lý, ảnh hưởng đến nhân cách sau này.
Cha mẹ là tấm gương để trẻ quan sát và noi theo. Khi cha mẹ tập trung vào bữa ăn, trẻ cũng hình thành ý thức coi trọng bữa cơm gia đình và giá trị tình thân. Ngược lại, việc cha mẹ vừa ăn vừa cầm điện thoại, bận tâm với những sức hút bên ngoài gia đình sẽ tạo cho con thói quen xấu và suy nghĩ thờ ơ với bữa cơm. Bạn sẽ không thể la rầy con nữa khi vài năm sau, trẻ bắt đầu thờ ơ với bữa cơm và làm điều tương tự.
Vì sao HLV Park cấm U23 Việt Nam vừa ăn vừa dùng điện thoại? | |
Nhập viện tâm thần vì nghiện mạng xã hội | |
Like Facebook trong nhà vệ sinh có thể chịu kết thảm |